1. Định nghĩa trưng cầu dân ý

Trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một cuộc bỏ phiếu trực tiếp, trong đó toàn bộ các cử tri được yêu cầu chấp nhận hay phủ quyết một đề xuất đặc biệt. Đó có thể là sự thông qua một hiến pháp mới, một sự sửa đổi hiến pháp, một bộ luật, một sự bãi miễn một quan chức đã được bầu hay đơn giản chỉ là một chính sách riêng của chính phủ. trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một hình thức dân chủ trực tiếp. Ngày nay, tại Việt Nam, trong dự thảo luật hay các vấn đề lớn của đất nước, thường gọi là lấy ý kiến nhân dân.

Trưng cầu ý dân là việc lấy ý kiến của nhân dân về vấn đề nào đó có liên quan đến lợi ích của nhân dân và-lợi ích của đất nước.

Trưng cầu dân Ý được xem là một hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp điển hình, người dân thể hiện ý chí của mình thông qua lá phiếu một cách trực tiếp và trong đa số trường hợp nhà nước có nghĩa vụ phải thực hiện theo ý chí của nhân dân.

Trưng cầu ý dân có thể được tổ chức ở cấp độ toàn quốc nhưng cũng có thể từ tổ chức ở một khu vực vùng miền băng trưng cầu ý dân được nhiều nước châu âu như Đan Mạch Phần Lan Thụy Điển Canada Mỹ Úc tổ chức ở các cấp độ khác nhau nhưng cũng có nước chưa từng tổ chức như Nhật Bản Trung Quốc. Ở châu âu, Thụy Sĩ là quốc gia thường xuyên tổ chức trưng cầu dân Ý. 23/6 năm 2016, nước Anh tổ chức cuộc trưng cầu dân Ý về việc ở lại hay ra khỏi liên minh châu âu, kết quả có một 17.410.742 người chọn rời khỏi liên minh Châu Ân, chiếm 51,9 % số cử tri đi bỏ phiếu và 16.141.241 người chọn tiếp tục ở lại, chiếm 48,1% số cử tri đi bỏ phiếu.

 

2. Cách thức tiến hành trưng cầu ý dân

Việc trưng cầu ý dân được tiến hành bằng cách nhà nước yêu cầu tất cả các công dân có quyển bầu cử biểu quyết tán thành hay không tán thành về vấn đề được đưa ra trưng cầu. Thủ tục trưng cầu ý dân do pháp luật quy định. Trong việc trưng cầu ý dân, người tham gia trưng cầu có quyền đồng ý hay không đồng ý vấn đề mà nhà nước đưa ra trưng cầu.

Các cuộc trưng cầu dân ý có thể là bắt buộc hay không bắt buộc. Một cuộc trưng cầu dân ý không bắt buộc chỉ đơn giản có tính chất tư vấn hay cố vấn. Nó dành cho chính phủ hay cơ quan lập pháp quyền hiện các kết quả của cuộc trưng cầu dân ý không bắt buộc đó và thậm chí họ có thể bỏ qua kết quả đó. Tuy nhiên, các hoàn cảnh chính trị hiện tại ở các nước thường tổ chức trưng cầu dân ý không bắt buộc luôn rất chú trọng tới kết quả của cuộc trưng cầu dân ý đó. Trái lại, một số nước cho phép các cuộc trưng cầu dân ý theo đó kết quả là hợp pháp và không thể không tuân theo. Một cuộc trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu trực tiếp có tính cơ sở có thể được phác thảo bởi một hội đồng lập pháp trước khi đưa ra cho cử tri. Trong những trường hợp khác một cuộc trưng cầu dân ý thường được đề xuất bởi một cơ quan lập pháp hay bởi chính các công dân thông qua việc thỉnh cầu. Quy tình đưa ra một cuộc trưng cầu dân ý bằng cách thỉnh cầu được gọi là của nhân dân hay sự khởi xướng của công dân. Tại các nước trong đó một cuộc trưng cầu dân ý phải được đề xuất bởi nghị viện, thỉnh thoảng việc tổ chức trưng cầu dân ý bắt buộc là điều đương nhiên đối với một số đề xuất, ví dụ như sửa đổi hiến pháp. Trong đa số các cuộc trưng cầu dân ý, một biện pháp được thông qua đơn giản bởi đa số cử tri chưa chắc đã được đưa vào thực hiện. Tuy nhiên một cuộc trưng cầu dân ý cũng có thể phải có đại đa số, ví dụ như hai phần ba cử tri tham gia. Ở một số nước, cũng có quy định một số lượng cử tri tham gia tối thiểu nào đó của toàn bộ cử tri để kết quả trưng cầu dân ý được coi là hợp lệ. Điều này nhằm đảm bảo rằng kết quả đó đại diện cho ý nguyện của toàn bộ cử tri và giống với số đại biểu cần thiết quy định (quorum) trong một uỷ ban hay một cơ quan hành pháp. Quyền tham gia vào một cuộc trưng cầu dân ý không quan trọng như quyền tham gia vào các cuộc bầu cử. Ví dụ, ở Cộng hoà Ireland chỉ các công dân mới được bỏ phiếu tại các cuộc trưng cầu dân ý trong khi đó các công dân Anh cư trú trong nước mới có quyền bỏ phiếu trong các cuộc tuyển cử.

 

3. Trưng cầu dân ý theo quy định của pháp luật Việt Nam

Ở Việt Nam, chỉ Quốc hội mới có quyền quyết định việc trưng cầu ý dân, Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.

Dự án Luật trưng cầu ý dân lần đầu tiên được đưa ra Quốc hội thảo luận. Các ý kiến thảo luận đều tán thành với sự cần thiết ban hành luật nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước theo Hiến pháp 2013. Việc ban hành Luật Trưng cầu ý dân sẽ tạo cơ sở pháp l‎ý cho người dân trực tiếp tham gia vào các công việc của Nhà nước, trực tiếp thể hiện ý chí và thực hiện quyền làm chủ của mình đối với các vấn đề hệ trọng của đất nước. Luât này có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta vì từ Hiến pháp năm 1946 đến nay, vấn đề trưng cầu ý dân mới được cụ thể hóa thành luật.

 

Theo pháp luật hiện hành:

Cụ thể hóa hiến pháp năm hai không 13 lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Quốc hội đã thông qua luật trưng cầu dân Ý số 96/2015/QH13 ngày 25/11 năm 2015, có hiệu lực từ 1/7 năm 2016

Trưng cầu ý dân là việc nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước gồm: Toàn văn hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của hiến pháp, vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.

Ừ các trường hợp không tổ chức trưng cầu dân Ý gồm: không tổ chức tại việc trưng cầu ý dân về nội dung đã được trưng cầu ý dân trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kết quả trưng cầu ý dân được công bố.

Không tổ chức trưng cầu ý dân trong thời gian ban bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước.

Hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân là kết quả trưng cầu ý dân có quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ khi công bố.

Phạm vi tổ chức trưng cầu ý dân là trưng cầu ý dân được thực hiện trong phạm vi cả nước.

Đề nghị trưng cầu ý dân: Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.

Người có quyền đi bộ phiếu trưng cầu ý dân là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu dân Ý có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân Ý, trường người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

 

4. Phân biệt Trưng cầu ý dân và Lấy ý kiến nhân dân

Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật Trưng cầu ý dân. Trưng cầu ý dân và lấy ý kiến Nhân dân tuy cùng là hình thức để Nhân dân phát huy quyền dân chủ trực tiếp tham gia, thể hiện ý kiến với Nhà nước nhưng giữa trưng cầu ý dân và lấy ý kiến Nhân dân có sự khác nhau về nội dung, hình thức và giá trị pháp lý. Về nội dung, vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân là những vấn đề quan trọng của đất nước, có phạm vi ảnh hưởng toàn quốc và phải do Quốc hội quyết định; còn vấn đề lấy ý kiến Nhân dân có thể là các vấn đề ở mức độ, phạm vi khác nhau, thuộc nhiều lĩnh vực do nhiều cơ quan quyết định, có thể là vấn đề ở tầm quốc gia nhưng cũng có thể chỉ là các vấn đề liên quan đến một hoặc một số địa phương cụ thể. Về hình thức, trong trưng cầu ý dân, người dân thể hiện ý chí của mình thông qua việc bỏ phiếu kín, còn trong việc lấy ý kiến Nhân dân thì các hình thức để người dân thể hiện ý chí thường linh hoạt hơn rất nhiều (có thể là bỏ phiếu, lấy ý kiến vào văn bản hoặc phát biểu trực tiếp tại các hội nghị, cuộc họp lấy ý kiến…). Về giá trị pháp lý, trưng cầu ý dân có giá trị quyết định, có thể thi hành ngay đối với vấn đề được đưa ra trưng cầu; còn kết quả lấy ý kiến Nhân dân là cơ sở để cơ quan, tổ chức lấy ý kiến xem xét, quyết định. Đối tượng của việc lấy ý kiến Nhân dân có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình,… trong khi đó, đối tượng trưng cầu ý dân chỉ gồm các cử tri. Việc ban hành Luật trưng cầu ý dân không hạn chế việc Nhà nước tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với những vấn đề đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

Nguyên tắc trưng cầu ý dân: Các nguyên tắc trong luật Trưng cầu ý dân quy định đảm bảo xuyên suốt các khâu, các bước trong trưng cầu ý dân và được quy định tại Điều 4, bao gồm:Bảo đảm để Nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội. Thực hiện nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín khi trưng cầu ý dân. Việc trưng cầu ý dân phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định.

Người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân : Luật trưng cấu ý dân quy định cử tri trong trưng cầu ý dân cơ bản thống nhất như cử tri trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp. Cụ thể là :Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật Trưng cầu ý dân.

Phạm vi tổ chức trưng cầu ý dân: Luật trưng cầu ý dân quy định: Trưng cầu ý dân được thực hiện trong phạm vi cả nước. Điều này phù hợp với quy định của Hiến pháp về thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân của Quốc hội. Đồng thời, những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân phải là những vấn đề có ý nghĩa ở tầm quốc gia đưa ra để toàn dân quyết định .

Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân : Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày chủ nhật, do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và được công bố chậm nhất là 60 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân.

Giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân : Trưng cầu ý dân là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, thể hiện quyền dân chủ trực tiếp của công dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Để cuộc trưng cầu ý dân được tiến hành dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật thì việc quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, các nhân và công dân trong giám sát việc trưng cầu ý dân là cần thiết. Do đó, Luật trưng cầu ý dân quy định :Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ban của Hội đồng Nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng Nhân dân, đại biểu Hội đồng Nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và Nhân dân giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật.

Kết quả trưng cầu ý dân : có giá trị quyết định đối với vấn đề được đưa ra trưng cầu và có hiệu lực thihành kể từ ngày Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết công bố . Còn việc lấy ý kiến Nhân dân có tính chất tham khảo, việc trưng cầu ý dân là bắt buộc và hiệu lực thực thi đúng quy định do Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố. Luật Trưng cầu ý dân quy định phạm vi tổ chức trưng cầu ý dân được thực hiện trong cả nước, cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được ít nhất ba phần tư tổng số cử tri cả nước có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu và nội dung trưng cầu ý dân phải được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành có giá trị thi hành. Đối với vấn đề về toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp phải được ít nhất hai phần ba số phiếu hợp lệ tán thành…

Luật Trưng cầu ý dân là văn bản pháp luật quy định cụ thể về quyền của công dân, quyền làm chủ của Nhân dân đối với những vấn đề quan trọng của đất nước. Luật quy định khi tổ chức trưng cầu ý dân được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục thì kết quả trưng cầu ý dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố (không phải chờ và không phải do Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố). Đây chính là điều quan trọng bậc nhất mà mọi người cần nhận thức rõ để thực thi quyền làm chủ cao nhất của Nhân dân đã được quy định cụ thể trong Luật Trưng cầu ý dân.