Ủy thác đầu tư ngân hàng là gì? Top 5 ngân hàng ủy thác đầu tư uy tín

Sau một khoảng thời gian diễn biến dịch bệnh phức tạp, để khôi phục lại nền kinh tế thị trường thì ủy thác đầu tư được rất nhiều nhà đâu tư lựa chọn nhằm đem lại tăng trưởng về tài sản. Vậy ủy thác đầu tư là gì? Ủy thác đầu tư ngân hàng là gì? Top 5 ngân hàng ủy thác đầu tư uy tín? Hãy cùng nghiên cứu về lĩnh vực này thông qua nội dung trình bày dưới đây.

Ủy thác đầu tư ngân hàng là gì? Top 5 ngân hàng ủy thác đầu tư uy tín

1. Hiểu thế nào về ủy thác đầu tư?

Ủy thác đầu tư là việc bạn gửi tiền cho một tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động đầu tư với kỳ vọng sẽ đạt được lợi nhuận. Toàn bộ số tiền và việc đầu tư sẽ được bên nhận ủy thác chịu trách nhiệm thực hiện. Hoạt động này bắt nguồn từ việc có rất nhiều người muốn tham gia đầu tư nhưng không có nhiều thời gian cũng như kiến thức. Việc ủy thác tiền nhàn rỗi cho các chuyên gia là một lựa chọn nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Người được ủy thác sẽ chịu trách nhiệm cho việc sử dụng số tiền đó một cách hiệu quả nhất để sinh lời. Thông thường các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, tiền điện tử,… sẽ được lựa chọn. Hoạt động ủy thác này cần được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng cũng như những giấy tờ cần thiết khác. Dịch vụ đầu tư uỷ thác được quản lý và kiểm soát chặt chẽ trong khuôn khổ của Pháp Luật.

Quỹ đầu tư ủy thác là quỹ được thành lập phục vụ cho việc đầu tư chung. Tiền vốn của quỹ được đóng góp từ các nhà đầu tư. Quỹ sử dụng nguồn tiền này để thực hiện các giao dịch nhằm mục đích sinh lời. Bản thân người góp vốn sẽ không phải tự mình ra quyết định đầu tư. Quỹ sẽ công bố các danh mục đầu tư, phương hướng và cách thức thực hiện, kèm theo đó là các phân tích, đánh giá các phương án để khách hàng có thể dễ dàng nắm bắt.

Việc góp vốn được thực hiện bằng cách mua chứng chỉ quỹ. Số lượng chứng chỉ quỹ được phát hành sẽ được cố định hàng năm. Quỹ đầu tư ủy thác có nghĩa vụ thực hiện đúng danh mục đã cam kết. Đồng thời, họ cũng phải có trách nhiệm với số tiền góp vốn, với các điều lệ trong hợp đồng. Toàn bộ hoạt động đầu tư đều sẽ được quỹ thực hiện.

Một điểm khác biệt rất lớn của quỹ đầu tư so với các loại quỹ khác chính là họ có thể đi vay tín chấp. Trong quá trình hoạt đồng đầu tư, nếu quỹ nhìn thấy một cơ hội đầu tư tiềm năng, nhưng số vốn cần không đủ, quỹ có thể vay tiền để không bỏ lỡ cơ hội này. Điều này nhằm mang lại lợi ích tối đa cho quỹ cùng các cổ đông đồng hành cùng.

2. Ủy thác đầu tư ngân hàng là gì?

Giống như khái niệm về ủy thác đầu tư thì Ủy thác đầu tư ngân hàng việc bạn gửi tiền cho một ngân hàng nào đó có liên quan đến hoạt động đầu tư với kỳ vọng sẽ đạt được lợi nhuận. Toàn bộ số tiền và việc đầu tư sẽ được bên nhận ủy thác chịu trách nhiệm thực hiện.

3. Các bên tham gia vào đầu tư ủy thác

Bên ủy thác: là các nhà đầu tư. Họ có thể là các nhà đầu tư cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Bên nhận ủy thác: họ thường là những chuyên gia hoạt động trong ngân hàng, tổ chức tài chính, quỹ tín dụng. Đôi khi đó là các doanh nghiệp quản lý quỹ, các công ty trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán.

Một cá nhân độc lập không thể nhận đầu tư ủy thác. Điều kiện để nhận ủy thác đầu tư là doanh nghiệp phải có vốn pháp định ít nhất 10 tỷ đồng và được đơn vị có thẩm quyền cấp phép mới có thể thực hiện. Theo quy định hiện nay, chỉ có các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ được nhận ủy thác.

4. Những quy định về ủy thác và nhận ủy thác của ngân hàng thương mại

Căn cứ Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-NHNN quy định về ủy thác và nhận ủy thác của ngân hàng thương mại như sau:

Ủy thác và nhận ủy thác của ngân hàng thương mại

1. Ngân hàng thương mại được ủy thác cho:

a) Ngân hàng thương mại khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính để thực hiện cho vay đối với khách hàng;

b) Ngân hàng hợp tác xã để thực hiện cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên của ngân hàng hợp tác xã;

c) Quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên quỹ tín dụng nhân dân;

d) Tổ chức tài chính vi mô để thực hiện cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ;

đ) Ngân hàng thương mại khác, tổ chức được phép kinh doanh chứng khoán theo hướng dẫn của pháp luật để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác;

e) Ngân hàng thương mại khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức được phép kinh doanh chứng khoán theo hướng dẫn của pháp luật để mua trái phiếu doanh nghiệp.

2. Ngân hàng thương mại được nhận ủy thác của:

a) Ngân hàng thương mại khác, ngân hàng chính sách, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức để thực hiện cho vay đối với khách hàng;

b) Ngân hàng thương mại khác, tổ chức được phép kinh doanh chứng khoán theo hướng dẫn của pháp luật để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác;

c) Ngân hàng thương mại khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức được phép kinh doanh chứng khoán theo hướng dẫn của pháp luật để mua trái phiếu doanh nghiệp.

5. Top 5 ngân hàng ủy thác đầu tư uy tín

ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu với Quỹ đầu tư Dragon Capital.

Được thành lập vào năm 1994, thuộc top đầu các quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay. Dragon Capital còn hoạt động rất mạnh tại các thị trường Châu  Âu, cụ thể là thị trường Anh. Tại Việt Nam, quỹ Dragon Capital này có chi nhánh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Một vài các dự án đầu tư thành công của quỹ có thể kể đến như: ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP, Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam, Công ty Cổ phần FPT, Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh,…

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Quỹ đầu tư VCBF (Vietcombank)

Đây là cách thức quỹ được hình thành từ sự hợp tác giữa ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và tập đoàn đa quốc gia Franklin Templeton Investments với việc quản lý ba loại Quỹ mở là Quỹ đầu tư cân bằng chiến lược, quỹ đầu tư cổ phiếu hàng đầu và quỹ đầu tư trái phiếu.

Ngân hàng Vietinbank

VietinBank nhận quản lý các danh mục đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, các công cụ nợ trên thị trường tiền tệ, góp vốn vào các doanh nghiệp, dự án trên cơ sở ủy thác của khách hàng với triết lý đầu tư bảo toàn vốn, hiệu quả.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com