Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh thương mại tren các nền tảng số (mạng xã hội) phát triển nhanh chóng. Đại dịch Covid 19 xảy ra khiến phương thức tương tác cộng đồng thay đổi, từ trực tiếp thành trực tuyến. Điều đó càng thức đẩy hoạt động kinh doanh thương mại trên các mạng xã hội bùng nổ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cùng với đó là các vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp diễn ra phổ biến và khó kiểm soát hơn. Bài viết này Luật LVN Group sẽ chia sẻ với bạn đọc về thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp và tìm hiểu các chế tài pháp lý điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Sở hữu trí tuệ của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử

Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

2. Sự phát triển của nền tảng số

Năm 2020 là một năm đầy biến động, đại dịch Sars-coV-2 khởi nguồn từ cuối năm 2019 với sự lây lan nhanh chóng đã làm biến đổi hoàn toàn cách thức tương tác của cộng đồng, từ trực tiếp thành trực tuyến, từ kết nối cộng đồng thành giãn cách xã hội, thậm chí phong tỏa… Tuy nhiên, đại dịch cũng tạo nên cơ hội cho bước chuyển mình mạnh mẽ của các doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh thương mại, biến nền tảng số trở thành công cụ thúc đẩy kinh doanh thương mại. Các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Tiktok… dần trở thành phương tiện chính để giao tiếp, cung cấp thông tin giữa các cá nhân đồng thời trở thành một trong những công cụ không thể bỏ qua trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việc lan truyền, phát tán thông tin nhanh chóng, dễ dàng, quảng bá và tiếp cận các sản phẩm/dịch vụ trên quy mô rộng, các hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội ngày trở nên quen thuộc hơn với chủ thể kinh doanh và người tiêu dùng Từ đó, các mạng xã hội cũng trở thành môi trường thuận lợi xuất hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng thực tế, không phải thương nhân nào cũng hiểu rõ những biện pháp để tự bảo vệ hoạt động kinh doanh của mình khi thực hiện kinh doanh online trước những hành vi xâm phạm, cạnh tranh không lành mạnh từ các đối thủ. Vấn nạn này xảy ra không chỉ ở VIệt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới.

3. Đăng tải, truyền bá thông tin sai lệch về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên mạng xã hội

Với số lượng người dùng lớn, khả năng truyền tin nhanh và người dùng thường không kiểm chứng được tính chính xác của thông tin. Mạng xã hội trở thành nơi thông tin không chính xác thường được đăng tải. Một ví dụ điển hình cho thực trạng này phải kể đến vụ việc của Vinamilk. Cuối năm 2019 những thông tin không chính xác về chất lượng nguồn nguyên liệu sữa của công ty Cổ phần Sữa Việt Nam liên tục được đăng tải và chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội. Điều đó khiến hình ảnh của một thương hiệu sữa quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề.

Sự việc này xuất hiện đã tạo cơ hội cho những đối thủ lợi dụng, dàn dựng, tung thông tin sai lệch dẫn dắt dư luận, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Trước đó, Vinamilk cũng đã vướng phải tin đồn thất thiệt về việc gắn mác châu Âu cho những nguyên liệu sản xuất có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc. Tất cả đều là những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ nhằm gây hoang mang dư luận và tâm lý người tiêu dùng, từ đó kéo tụt doanh số bán hang của các hãng sản phẩm chiếm thị phần lớn trên thị trường.

Hiện nay, việc xử lý hành vi đăng tải thông tin không chính xác trên các trang mạng xã hội đã được quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Cụ thể tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

Theo đó, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Hoặc tùy vào mức độ và hành vi đăng thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác theo quy định tại khoản 1,2 Điều 18 Nghị định 75/2019/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng bởi các hành vi đăng tải sai sự thật có thể yêu cầu công an hoặc ủy ban ban nhân dân xử lý các hành vi đăng tải thông tin sai sự thật nêu trên.

4. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp trên mạng xã hội

Bên cạnh hành vi tung tin giả gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiepj, việc lập những trang mạng xã hội với các dấu hiệu, biểu tượng trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, tên thương mại, dấu hiệ nhận diễn của các doanh nghiệp khác để kinh doanh mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu các nhạn hiệu, tên thương mại, dấu hiệu đó cũng là một trong những hành vi vi phạm phổ biến hiện nay.

Các hành vi này có thể bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ nếu cac nhãm hiệu, tên thương mại, dấu hiệu nhận diện đó đã được doanh nghiệp đăng ký bảo hộ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thuộc hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, cụ thể:

Điều 130. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;

b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;

c) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;

d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

2. Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.

3. Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó.

Khi gặp phải các hành vi xâm phạm đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ của mình trên các trang mạng xã hội, doanh nghiệp có quyền thực hiện việc báo cáo hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức/cá nhân nêu trên với các đơn vị chủ quan các trang mạng xã hội, yêu cầu xóa bỏ nội dung vi phạm hoặc khóa tài khoản vi phạm. Bên cạnh đó, tổ chức/cá nhân bị vi phạm cũng có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Công an, ủy ban nhân dân tiếp nhận và tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. Căn cứ quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp mức yêu cầu xử phạt có thể lên đến 20.000.000 đồng.

Tham khảo thêm

5. Về các biện pháp bảo vệ

Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định khá nhiều biện pháp bảo vệ khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để chủ thể có thể linh hoạt khi sử dụng. Bao gồm:

Biện pháp tự bảo vệ: quy định tại điều 198 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi tại Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2019

Biện pháp dân sự: quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009

Biện pháp hành chính: quy định tại điều 211 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.

Biện pháp hình sự: quy định tại Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, điều 226 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi tại Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017.

Thực trạng nêu trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều phương thức cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện trên thực tế, đó chính là mặt trái của nền kinh tế số mang lại. Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có những chế tài xử lý cụ thể nhưng đó chỉ là phương thức để chừng trị chứ không phải cách thức phòng ngừa. Bởi vậy, cần đặt ra yêu cầu xây dựng quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các trang mạng xã hội chặt chẽ hơn. Có thể đề xuất phương án các trang mạng xã hội phải chịu trách nhiệm kiểm duyệt và sàng lọc nội dung đăng tải trên nền tảng của mình đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ cho tổ chức/cá nhân đã được bảo hộ quyền theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Cạnh tranh là điều tất yếu trong kinh doanh, nó góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp ngày một cải tiến và hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội tốt hơn. Song để tránh được các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm giảm thiểu thiệt hại cho mình tron thời đại kinh tế nền tảng số các doanh nghiệp cần phải thường xuyên chủ động rà soát thông tin để báo cáo các hành vi vi phạm này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ – Công ty luật LVN Group