Không được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải với các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hoặc nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời trong một vụ vi phạm của NLĐ.
Sa thải là một hình thức xử lý kỷ luật lao động làm ảnh hưởng rất nhiều đến người lao động. Vậy pháp luật quy định như thế nào về xử lý kỷ luật sa thải, thẩm quyền sa thải. Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết với tiêu đề: Ai có quyền sa thải nhân viên?
Thẩm quyền sa thải nhân viên?
Trong quan hệ lao động, thẩm quyền xử lý kỷ luật sa thải NLĐ thuộc về NSDLĐ. Theo quy định tại Điều 69 Nghị định 145/2021/NĐ-CP, người giao kết hợp đồng lao động bên phía NSDLĐ là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía NSDLĐ là người thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
– Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
– Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Như vậy thì người sử dụng lao động sẽ là chủ thể để ra quyết định sa thải. Cũng theo quy định trên thì người sử dụng lao động chỉ được ủy quyền cho người khác xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.
Việc ủy quyền ở đây là ủy quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Còn xử lý kỷ luật sa thải thì người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, đề nghị người sử dụng lao động xem xét ra quyết định xử lý kỷ luật sa thải.
Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải
Theo quy định tại điều 122 Bộ luật Lao động 2019, NSDLĐ phải tuân theo những nguyên tắc sau:
– NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của người lao động.
– Phải có sự tham gia của tổ chức đại hiện tập thể lao động tại cơ sở. NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.
– Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
– Không được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải với các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hoặc nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời trong một vụ vi phạm của NLĐ.
– NSDLĐ không được xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ đang trong thời gian sau đây:
+ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng;
+ Nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
+ Đang bị tạm giữ, tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm;
+ Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
+ Không xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Thủ tục xử lý kỷ luật sa thải nhân viên
Trình tự xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 122 BLLĐ 2019 và quy định chi tiết cụ thể hơn tại Điều 70 Nghị định 145/2021/NĐ-CP.
Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm
– Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động ngay tại thời điểm xảy ra: Người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.
– Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi đã xảy ra: Người sử dụng lao động thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
Bước 2: Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động
Việc tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động sẽ do người sử dụng lao động thực hiện:
– Trước khi họp xử lý kỷ luật: Thông báo trước ít nhất 05 ngày về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý, hành vi vi phạm cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, người lao động, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.
– Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động:
+ Cuộc họp diễn ra khi có mặt đầy đủ các thành phần hoặc một trong các thành phần bắt buộc tham gia không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt.
+ Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự. Nếu có người không ký vào biên bản thì nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Bước 3: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật
Trong thời hiệu được quy định, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động.
Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020//NĐ-CP, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
Bước 4: Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật
Quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi đến người lao động, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về Ai có quyền sa thải nhân viên? Khách hàng quan tâm, theo dõi bài viết có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.