Sản phẩm mỹ phẩm trước khi lưu thông trên thị trường cần tiến hành công bố chất lượng sản phẩm để khẳng định chất lượng, uy tín của thương hiệu. Doanh nghiệp khi công bố cần kiểm nghiệm sản phẩm, xong việc lựa chọn các chỉ tiêu cần thiết khi kiểm nghiệm mỹ phẩm thì không hẳn doanh nghiệp nào cũng nắm được. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày: Chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm gồm những gì?
Chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm gồm những gì?
1. Chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm là gì?
Chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm là những chỉ tiêu bắt buộc các nhà sản xuất mỹ phẩm phải đạt được trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Theo Thông tư 06/2011/TT-BYT, quy định về quản lý mỹ phẩm, các sản phẩm mỹ phẩm bắt buộc phải kiểm nghiệm và công bố sản phẩm trước khi được đưa ra thị trường.
2. Vì sao cần kiểm nghiệm mỹ phẩm?
Cần thực hiện kiểm nghiệm mỹ phẩm bởi các lý do sau đây:
- Đánh giá chất lượng mỹ phẩm, nâng cao uy tín và tạo dựng nhanh chóng niềm tin thương hiệu cho người sử dụng sản phẩm.
- Kiểm tra các thành phần có trong mỹ phẩm và xác định tính an toàn của sản phẩm đối với người sử dụng.
- Phát hiện những sai sót trong quy trình sản xuất mỹ phẩm để từ đó khắc phục những nhược điểm, hiệu chỉnh kịp thời chất lượng sản phẩm để mỹ phẩm được sản xuất đạt tiêu chuẩn hơn.
- Kiểm nghiệm mỹ phẩm là hoạt động bắt buộc khi công bố chất lượng của mỹ phẩm. Đây là điều kiện tiên quyết để sản phẩm đó có thể được lưu thông ra ngoài thị trường theo luật pháp.
- Đây là một trong những hoạt động cần thiết để kiểm tra và giám sát sản phẩm định kỳ.
3. Chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm gồm những gì?
3.1 Nhóm chỉ tiêu Cảm quan
Chỉ tiêu cảm quan là những chỉ tiêu về trạng thái, màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người.
Các chỉ tiêu cảm quan này thuộc về nhóm chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm mỹ phẩm ==> Không bắt buộc kiểm về mặt pháp lý. Tuy nhiên doanh nghiệp có thể kiểm nghiệm để có sự đánh giá tổng quan về sản phẩm của mình.
3.2 Nhóm chỉ tiêu kim loại nặng
Hiện nay, việc kiểm nghiệm mỹ phẩm dựa trên Thông tư 06 năm 2011 của BYT Quy định về quản lý mỹ phẩm. Căn cứ vào Thông tư 06 về quản lý mỹ phẩm này, các cá nhân, tổ chức phải kiểm nghiệm tối thiểu các chỉ tiêu kim loại nặng sau:
3.3 Nhóm chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm: vi sinh vật
Cũng căn cứ vào Thông tư 06 về quản lý mỹ phẩm được như trên, nhóm chỉ tiêu vi sinh vật theo hướng dẫn gồm:
✦ Lưu ý:
- Chỉ tiêu tổng số vi sinh vật đếm được bao gồm: Tổng số vi khuẩn hiếu khí và Tổng số nấm men – nấm mốc.
- Các chỉ tiêu ở mục 1.1 và mục 1.2 là các chỉ tiêu an toàn bắt buộc kiểm.
- Mặt khác, cơ sở có thể yêu cầu kiểm thêm Chỉ tiêu kích ứng da để đánh giá một cách toàn diện nhất về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm mỹ phẩm.
4. Ý nghĩa của các chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm
4.1. Ý nghĩa của nhóm chỉ tiêu chất lượng
Nhóm chỉ tiêu chất lượng có ý nghĩa đánh giá được cảm quan về sản phẩm mỹ phẩm.
- Trạng thái: Tức là các cấu trúc của sản phẩm mỹ phẩm có đạt yêu cầu chưa (dạng lỏng, dạng sệch, dạng rắng,…) ==> Từ đó điều chỉnh công thức phù hợp để cho ra một sản phẩm hoàn hảo nhất.
- Màu sắc: Có nhiều lúc do quá trình sản xuất gồm nhiều thành phần trộn lẫn vào nhau mà có thể màu sắc sẽ bị thay đổi. Hoặc màu sắc không ổn định trong quá trình bảo quản thời gian dài. Do đó dựa trên kết quả kiểm nghiệm màu sắc, doanh nghiệp có thể điều chỉnh thêm/bớt những thành phần giúp ổn định màu mà vẫn không làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
- Mùi hương: Đây là yếu tố thu hút khách hàng nhiều nhất. Do đó doanh nghiệp cần phải chú trọng mùi hương của sản phẩm mỹ phẩm. Dựa trên kết quả kiểm nghiệm, doanh nghiệp đánh giá được sản phẩm của mình có mùi lạ được không và nên bổ sung thêm mùi hương gì để sản phẩm thêm hoàn hảo.
4.2. Ý nghĩa của nhóm chỉ tiêu an toàn
Các chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm về độ an toàn gồm chỉ tiêu kim loại nặng và chỉ tiêu vi sinh vật. Ngay trong tên gọi cũng hiểu được nhóm chỉ tiêu này có ý nghĩa sản phẩm có an toàn cho người sử dụng được không.
- Khi nhóm chỉ tiêu này nằm trong giới hạn cho phép ==> Sản phẩm mỹ phẩm đạt an toàn, không gây nguy hiểm cho người sử dung.
- Ngược lại, khi các chỉ tiêu an toàn này vượt mức cho phép ==> Không thể bán sản phẩm ra thị trường được. Khi này cơ sở sản xuất phải xác định được nguyên nhân làm sản phẩm chưa đạt. Từ đó có thể điều chỉnh lại các thành phần, thao tác sản xuất, cải thiện về điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về con người,… và mang mẫu đi kiểm lại cho đến khi đạt.
5. Hướng dẫn gửi mẫu kiểm nghiệm mỹ phẩm
Các bước kiểm nghiệm mỹ phẩm bao gồm:
Bước 1: Chuẩn bị mẫu gửi kiểm nghiệm
Cần chuẩn bị các mẫu sản phẩm sau:
- Mẫu đựng trong bao bì sạch, kín, không bị rò rỉ.
- Khối lượng mẫu:
- Mẫu phân tích vi sinh: 1 đơn vị mẫu riêng, khối lượng 45 – 200 g
- Mẫu phân tích hóa lý: 1 đơn vị mẫu riêng, khối lượng 45 – 200 g
Bước 2: Gửi mẫu kiểm nghiệm
Các doanh nghiệp cần gửi mẫu sản phẩm đến đơn vị có chức năng kiểm nghiệm phù hợp với sản phẩm của mình.
Bước 3: Chờ trả kết quả
- Tùy thuộc chỉ tiêu kiểm nghiệm và số lượng mẫu gửi đến, yêu cầu của khách hàng mà thời gian phân tích có sự thay đổi từ 2- 10 ngày công tác. Trung bình có kết quả phân tích sau 7 ngày công tác.
- Cần liên hệ trực tiếp bộ phận Nhận mẫu – Trung tâm FCR để được tư vấn cụ thể.
Bước 4: Lưu mẫu
Nếu khách hàng có nhu cầu lưu mẫu, trung tâm FCR sẽ lưu mẫu thêm 10 ngày tính từ ngày trả kết quả. Để lưu mẫu khách hàng vui lòng gửi tới thêm 1 đơn vị mẫu.
Bước 5: Trả mẫu
Trường hợp khách hàng có yêu cầu trả lại mẫu sau khi thử.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về các chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về thủ tục kiểm nghiệm cũng như các thủ tục khác như: công bố sản phẩm, xin giấy phép các loại, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn miễn phí !.
Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi về Chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm gồm những gì? Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.