1. Khái quát chung về nhãn hiệu

Nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp hoặc thương mại hoặc nhóm các doanh nhân đó. Dấu hiệu này có thể là một hoặc nhiều từ ngữ, chữ số, hình ảnh biểu tượng, màu sắc hoặc sự kết hợp của các màu sắc, hình thức hoặc sự trình bày đặc biệt trên bao bì, bao gói sản phẩm. Dấu hiệu này có thể là sự kết hợp của tất cả các yếu tố nói trên. Nhãn hiệu chỉ được chấp nhẫn nếu nó chưa được cá nhân hoặc doanh nghiệp nào khác ngoài chủ sở hữu nhãn hiệu đó sử dụng hoặc nhãn hiệu đó không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác được đăng ký trước đó cùng một loại sản phẩm.

 

2. Cách phân loại nhãn hiệu tại Việt Nam

Nhãn hiệu trên thực tế bao gồm nhiều loại khác nhau, được phân loại dựa trên những đặc điểm tính chất của nó. Hiện nay, pháp luật quy định như sau:

– Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu phân biệt được gắn liền lên sản phẩm hàng hóa, còn nhãn hiệu dịch vụ là những dấu hiệu phân biệt được gắn liền lên các sản phẩm dịch vụ. Dịch vụ ở đây có thể hiểu là các sản phẩm phi vật chất do cá nhân hay tổ chức thực hiện tạo ra kết quả nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.Ngoài trừ điểm khác nhau này thì bản chất hàng hóa và dịch vụ là tương đồng với nhau. Bởi vì nhãn hiệu dịch vụ mang đầy đủ chức năng biểu hiện tương tự với nhãn hiệu hàng hóa.

– Nhãn hiệu tập thể. Được quy định khoản 17, Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì nhãn hiệu tập thể được hiểu là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa dịch vụ của các tổ chức, cá nhân không phải thành viên của tổ chức đó. Nhãn hiệu tập thể khác với nhãn hiệu thông thường đó là nhãn hiệu tập thể chỉ cấp cho các tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp và phải là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất kinh doanh.

– Nhãn hiệu chứng nhận. Đây là nhãn hiệu không giống với các loại nhãn hiệu khác, vì nó có tính chất chứng nhận cho các đặc tính của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nên đối tượng được cấp nhãn hiệu này phải đáp ứng yêu cầu khắt khe hơn nhiều. Nhãn hiệu chứng nhận chỉ được cấp cho các tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa mà không phải là trực tiếp tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Sau khi kiểm tra chất lượng của hàng hóa, dịch vụ nếu cảm thấy hàng hóa dịch vụ đó đáp ứng tiêu chuẩn thì chử sở hữu nhãn hiệu cho phép các nhân tổ chức có hàng hóa được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho hàng hóa dịch vụ của mình.

– Nhãn hiệu liên kết. Được quy định tại khoản 19, điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu liên kết có thể hiểu nó không phải là một loại nhãn hiệu cụ thể mà chỉ là sự liên kết giữ các nhãn hiệu của cùng một chủ thể được dùng cho các sản phẩm, dịch vụ của chính chủ thể đó nếu sản phẩm là cùng loại hoặc tương tự hoặc có liên quan với nhau. Nhãn hiệu liên kết cho người tiêu dùng biết rằng sản phẩm mang nhãn hiệu mới là sản phẩm tương tự hoặc có liên quan đến sản phẩm dịch vụ mà họ đã dùng trước đó.

– Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi và sự nổi tiếng chỉ được công nhận trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia nhất định.

 

3. Bảo hộ nhãn hiệu là gì? Đăng ký nhãn hiệu thế nào?

3.1 Bảo hộ nhãn hiệu 

Bảo hộ nhãn hiệu được hiểu đơn giản là việc dùng các biện pháp, cách thức để bảo vệ cho nhãn hiệu khỏi sự xâm phạm hoặc sử sụng trái phép. Đó là việc nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật xác lập và duy trì quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu cũng như áp dụng các biện pháp, các chế tài để ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm quyền của chủ nhãn hiệu.

 

3.2 Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Để một nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ thì chủ sở hữu nhãn hiệu đó phải bắt buộc thực hiện những thủ tục phóa lý về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khác với quyền tác giả được bảo hộ theo cơ chế tự động, tác giả được bảo hộ quyền tác giả về mặt pháp lý ngay từ thời điểm tác phẩm được tạo ra mà không cần bất kỳ một thủ tục đăng ký nào. Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi có quyết định của cơ nhà nước có thẩm quyền thông qua quá trình xem xét và cấp văn bằng. 

Việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung, đối với nhãn hiệu nói riêng hướng đến bảo hộ nội dung đối tượng sáng tạo, chống lại việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mà không được chủ sở hữu cho phép, với mục đích bù đắp chi phí cho chủ sở hữu đới tượng sở hữu công nghiệp và đảm bảo cho họ quyền sử dụng trong một thời gian.

Quá trình và thủ tục đăng ký nhãn hiệu là một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay, làm sao để đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. VÌ vậy công Luật LVN Group đã được lựa chọn để trở thành đối tác uy tín trong việc bảo hộ độc quyền cho rất nhiều nhãn hiệu khác nhau, trong đó có nhãn hiệu “King City” của Công Ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Bảo Phúc.

 

3. Thông tin chủ đơn và thông tin nhãn hiệu

Công ty Luật LVN Group là đối tác tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và các dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực khác nói chung với tiêu chí trung thực, uy tín và chất lượng. Vì vậy Công ty TNHH đầu tư phát triển nông thôn Tín Nghĩa  đã lựa chọn công ty Luật LVN Group làm đại diện pháp luật đăng ký nhãn hiệu  này:

Chủ đơn : Công ty TNHH đầu tư phát triển nông thôn Tín Nghĩa

Địa chỉ chủ đơn: Unit I2, tầng 9, GoldenKing 15 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Tên nhãn hiệu: Tín Nghĩa

Số đơn: 4-2022-13288

Quá trình đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu Tín Nghĩa

Ngày nộp đơn: 15/4/2022                                                                                                      

Màu sắc: Màu vàng, màu xanh lá cây nhạt, xanh lá cây đậm. Nhãn hiệu bảo hộ bao gồm phần hình và chữ Tín Nghĩa. 

Phần hình: là hình mầm cây với hai lá mọc thẳng lên từ mặt đất màu xanh lá cây. Bao quanh mầm cây là một khoảng bằng 3/4 hình tròn màu vàng.

Phần chữ Tín Nghĩa được viết cách điệu bên dưới mầm cây. Chữ N trong từ Tín và Nghĩa được viết gộp lại, làm hai từ Tín và Nghĩa sát với nhau tạo thành một chữ N có kết cấu đặc biệt với nét xiên ở giữa nhìn như tia sét nhỏ.

Đây là điểm làm nên sự khác biệt của nhãn hiệu, tránh gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác, thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu, tạo sự tự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng trong bối cảnh hiện nay khi có rất nhiều cửa hàng khác cũng kinh doanh mặt hàng này. Ngoài ra chủ đơn còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tổng thể ở nhóm 01: Đất sét/cao lanh/dung dịch sét lỏng để làm đồ sứ; đất sét được làm tơi/làm xốp để trồng cây thủy canh (chất nền); đất mùn để phủ bề mặt; đất mùn/lớp đất mặt được làm màu; đất hữu cơ dùng để trồng cây.

Nhãn hiệu đã được nộp đơn đăng ký bảo hộ vào ngày 15/04/2022 và được công bố trên trang iplib của Cục Sở hữu trí tuệ vào ngày 27/06/2022 ở Công báo sở hữu công nghiệp số 411 tập A- Quyển 3 (6.2022). Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý liêm quan đến lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.

 

4. Quy trình đăng ký nhãn hiệu 

4.1 Trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định thì khi đăng ký nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ bao gồm 5 bước:

Bước 1: Tiếp nhận đơn tại Cục sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn. Cục sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đơn, từ đó đưa ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. Đối với trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối và ấn định 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không có ý hoặc sửa chưa thiếu sót không đạt yêu cầu thì Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợ lệ, đơn ẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn, Cục sẽ đánh giá khả năng bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đí xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Cuối cùng thì Cục sẽ ra quyết định cấp hoặc từ chối văn bằng bảo hộ. Nếu đủ các điều kiện nêu trên và nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

 

4.2 Điều kiện nhãn hiệu được bảo hộ 

Theo điều 72 Luật sở hữu trí tuệ thì khi đáp ứng đủ hai điểu kiện là nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vuh của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác sẽ được đăng ký bảo hộ.

 

4.3 Quá trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại Công ty Luật TNHH LVN Group

Chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau đây:

– Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Đầu tiên cần phải tra cứu nhãn hiệu, kiê,r tra về nhóm hàng hóa dịch vụ theo Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni-xơ và phân loại hình của nhãn hiệu theo Bảng phân loại quốc tế về các yếu tố hình của nhãn hiệu thep Thỏa ước Viên.

Sau khi kiểm tra xong, cần thực hiện tra cứu nhãn hiệu trên các trang thông tin của Cục sở hữu trí tuệ và của WIPO. Sau khi tra cứu xong nếu như nhãn hiệu không bị đối chứng thì khả năng cao sẽ được bảo hộ.

– Làm Tờ khai đăng ký, ký đơn và nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ. Nộp kèm tờ khai là 08 mẫu nhãn hiệu giống nhau và bản gốc giấy ủy quyền cho công ty Luật trách nhiệm hữu hạn LVN Group làm đại diện.

-Thông báo về việc nộp đơn, sau khi nộp đơn và các thông báo khác. Có hai hình thức nộp đơn là nộp giấy trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu điện đến một trong các địa điểm tiếp nhận đơn của Cục sở hữu trí tuệ và nộp đơn trực tuyến. Để nộp đơn trực tuyến, người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản. 

Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn thực hiện khai báo và gủi đơn đăng ký nhãn hiệu trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong cấc điểm tiếp nhận đơn của Cục sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có ) và nộp lệ phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ  theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai Hệ thông tiếp nhận đơn trực tuyền, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận, Trong trường hợp Người nộp đơn không hoanf tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thông tiếp nhận đơn trực tuyến.

– Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến đơn. Thời gian thẩm định là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn. Cục sở hữu trí tuệ sẽ trả lời kết quả xem xét hình thức đơn đăng ký để đưa ra quyết định cháp nhận đơn.

– Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục sở hữu trí tuệ.

-Theo dõi tiến trình của đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu.

-Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp văn bằng: Cso quyết định cấp văn bằng, thông báo khách để nộp lệ phó cấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Thời gian cấp văn bằng 2-3 tháng kêt từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng. Thời gian bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn, văn bằng được gia hạn và không bị hạn chế số lần gia hạn.

 

4.4 Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

– Mẫu nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền, danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký.

-Thông tin cá nhân như chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại, email, mã doanh nghiệp.. để chúng tôi hoàn thiện tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu. 

Sau khi tiếp nhận đầy đủ thông tin từ phía khách hàng, hai bên ký kết hợp đồng, thanh tóa chi phí, đội ngũ Luật sư của LVN Group, chuyên viên sẽ tiến hành tư vấn và tiến hành thủ tục đăng ký, cập nhật thông tin cho khách hàng. 

Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật Sở hữu trí tuệ: 1900.0191 (gặp Luật sư của LVN Group Hotline, để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp). Hoặc gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng trên phạm vi toàn quốc.