1. Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu

1.1. Đăng ký nhãn hiệu là gì? 

– Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

– Đăng ký nhãn hiệu là việc cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ và tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Việt Nam, việc đăng ký nhãn hiệu được tiến hành tại Cục Sở hữu trí tuệ.

– Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu để đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà cá nhân/ doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn không đáp ừng đủ điều kiện, Cục sẽ ra thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu. Cá nhân/ doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại và đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng.

 

1.2. Những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu đem lại cho cá nhân/ doanh nghiệp sở hữu thương hiệu những lợi ích sau:

– Phân biệt nhãn hiệu với nhãn hiệu khác trong thị trường cạnh tranh cùng nhóm sản phẩm/ dịch vụ.

– Độc quyền sử dụng nhãn hiệu trong lĩnh vực mình kinh doanh, sản xuất:

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký cho các hàng hoá/ dịch vụ đã đăng ký kèm theo nhãn hiệu. 

– Bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm:

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhãn hiệu khai thác lợi ích thương mại đối với nhãn hiệu, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nhãn hiệu chống lại các hành vi xâm phậm nhãn hiệu.

– Nâng tầm giá trị sản phẩm, dịch vụ:

Nếu doanh nghiệp xây dựng được một thương hiệu, nhãn hiệu uy tín và có tầm ảnh hưởng thì sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.

 

2. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Công ty Luật TNHH LVN Group

Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.

Khi quý khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền của Luật LVN Group, chỉ cần cung cấp các tài liệu sau:

– Mẫu nhãn hiệu độc quyền, danh mục sản phẩm/ dịch vụ dự định đăng ký.

– Thông tin của chủ sở hữu nhãn hiệu (Thông tin Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu, địa chỉ, số điện thoại, email, mã số doanh nghiệp/ mã số thuế,…) để chúng tôi hoàn thiện tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

 

3. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

3.1. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản): Mẫu đơn đăng ký theo Phụ lục A – mẫu 04- NH quy định tại Thông tư 16/2016/TT-BKHCN 

– 08 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm. Tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai.

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (nếu nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). Mức thu lệ phí tính theo số nhóm, số sản phẩm, dịch vụ trong nhóm khai trong Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.

– Giấy uỷ quyền cho Công ty Luật TNHH LVN Group (nếu nộp đơn thông qua đại diện).

 

3.2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở đâu

Hiện nay, pháp luật quy định có hai hình thức nộp đơn đăng ký, đó là:

a. Thứ nhất, hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, toà nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

b. Thứ hai, hình thức nộp đơn trực tuyến

– Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền Sở hữu công nghiệp.

– Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đpưn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giừo giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị huỷ và Thông báo huỷ tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

 

3.3. Quy trình dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu

– Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu:

  • Tư vấn phân loại nhóm (lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu độc quyền) và phân loại hình của nhãn hiệu: Đầu tiên cần phải kiểm tra về nhóm của hàng hoá, dịch vụ (theo Bảng phân loại hàng hoá/ dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2020) và phân loại hình của nhãn hiệu (theo Bảng phân loại quốc tế về các yếu tố hình của nhãn hiệu theo Thoả ước Viên).
  • Tư vấn phương án giúp tăng khả năng phân biệt cho nhãn hiệu
  • Tư vấn tra cứu nhãn hiệu: Sau khi kiểm tra xong về phân loại nhóm và phân loại hình của nhãn hiệu, cần thực hiện tra cứu nhãn hiệu trên các trang thông tin sở hữu công nghiệp như Trang web thuộc thư viện số của Cục Sở hữu trí tuệ và trang web tra cứu thông tin nhãn hiệu của WIPO.

– Đại diện hoàn tất các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi tiếp nhận đầy đủ thông tin từ phía khách hàng, hai bên ký kết hợp đồng, thanh toán chi phí dịch vụ, đội ngũ Luật sư của LVN Group, chuyên viên của chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho quý khách hàng như sau:

  • Soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
  • Đại diện nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Thông báo về việc nộp đơn sau khi nộp đơn và các thông báo liên quan khác.
  • Xử lý các thiếu sót liên quan đến đơn.
  • Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Theo dõi tiến trình của đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc đăng ký nhãn hiệu.
  • Nộp lệ phí cấp văn bằng và nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp văn bằng (nếu có Giấy chứng nhận)

 

4. Thông tin nhãn hiệu

4.1. Thông tin chủ đơn

– Chủ đơn: Vũ Văn Đan

– Địa chỉ: Thôn Giao Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

 

4.2. Lĩnh vực đăng ký bảo hộ

Nhóm 05: Quần tã trẻ em; quần tã dùng cho người không tự chủ được; băng vệ sinh dùng khi có kinh nguyệt; khăn vệ sinh [khăn lau khử trùng]; quần lót phụ nữ dùng khi có kinh nguyệt; khăn ướt diệt khuẩn; miếng lót thấm hít mồ hôi nách (bông thấm hút)

Nhóm 16: Giấy vệ sinh; giấy hoặc tấm chất dẻo thấm hút để gói thực phẩm; khăn ăn bằng giấy; khăn lau bằng giấy; khăn giấy dùng để tẩy tramg; khăn ướt được làm bằng giấy.

 

4.3. Mô tả nhãn hiệu

a. Nhãn hiệu Umina

– Màu sắc: Màu hồng, màu trắng

– Mô tả: Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ là chữ “Umina” có màu trắng nằm nổi bật trên nền màu hồng, các chữ cái được trình bày với font chữ mềm mại, chữ “U” được viết hoa, các chữ cái còn lại viết thường. “Umina” là từ tự đặt và không có nghĩa.

Đăng ký nhãn hiệu "Umina" và nhãn hiệu "Parnia" cho sản phẩm quần tã, giấy vệ sinh,...

b. Nhãn hiệu Parnia

Đăng ký nhãn hiệu "Umina" và nhãn hiệu "Parnia" cho sản phẩm quần tã, giấy vệ sinh,...

– Màu sắc: Màu xanh ngọc, màu trắng.

– Mô tả: Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ là chữ “PARNIA” có màu xanh ngọc, được viết in hoa, in đậm nằm nổi bật trên nền màu trắng. PARNIA là từ tự đặt và không có nghĩa.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn LVN Group

Chúng tôi cam kết có kết quả sớm nhất cho quý khách hàng, đồng thời, chúng tôi sẽ liên tục cập nhật thông tin, tiến độ đơn đăng ký cho quý khách hàng.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ: 1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng, Trân trọng cảm ơn!