Khái niệm đất khai hoang được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 52/2014/TT-BNNPTNT như sau Đất khai hoang là đất đang để hoang hóa, đất khác đã quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đất khai hoang hiện nay được sử dụng khá phổ biến trên thực tế, vậy đất khai hoang là gì? Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không? Những băn khoăn này sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.
Đất khai hoang là gì?
Đất khai hoang là đất đang để hoang hóa, đất khác đã quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trước đây khái niệm đất khai hoang được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 52/2014/TT-BNNPTNT như trên.
Tuy nhiên hiện nay Thông tư này đã hết hiệu lực và pháp luật đất đai không có giải thích cũng như quy định nào về đất khai hoang. Theo đó đất khai hoang chỉ là cách gọi phổ biến của người dân. Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không?
Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không?
– Đất khai hoang trên thực tế chủ yếu là đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận cho đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 101 Luật Đất đai 2013 và được hướng dẫn bởi các Điều 20, 21, 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Các trường đất khai hoang được cấp sổ đỏ bao gồm:
– Trường hợp 1: Hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất phải đáp ứng 3 điều kiện sau:
+ Đất đang sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
+ Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.
– Trường hợp 2: Cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) và không vi phạm pháp luật đất đai.
– Trường hợp 3: Cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1/7/2014.
+ Trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.
+ Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi thu hồi nhưng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định.
+ Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc quy hoạch cho mục đích như trên thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp sổ đỏ.
+ Riêng trường hợp sử dụng đất ổn định và không có tranh chấp sẽ được cấp sổ đỏ
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (được cấp Giấy chứng nhận) theo hạn mức do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.
Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không? câu trả lời là đất khai hoang nếu có đủ điều kiện theo quy định như đã nêu ở trên sẽ được cấp sổ đỏ.
Trình tự, thủ tục cấp sổ đỏ đất khai hoang
Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không? đã được giải đáp ở nội dung trên theo đó trình tự thủ tục cấp sổ đỏ đất khai hoang như sau:
– Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin cấp sổ đỏ bao gồm:
+ Đơn đăng ký, cấp Sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;
+ Thông tin giấy tờ chứng thực về nguồn gốc đất đang sử dụng (đất có giấy tờ đầy đủ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013) hoặc giấy xác nhận đất khai hoang do UBND xã cấp;
+ 2 tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất (Được quy định theo mẫu 01/LPTB nếu có);
+ 2 tờ khai tiền sử dụng đất (Theo mẫu số 01-05/TSDĐ nếu có);
+ 2 tờ khai thuế thu nhập cá nhân (Theo mẫu 11/TK-TNCN nếu có);
+ 2 bản thông tin giấy tờ khác liên quan về việc miễn giảm nộp tiền sử dụng đất (nếu có).
Ngoài các giấy tờ theo quy định như trên thì khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
– Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định thì sẽ nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở tài nguyên môi trường. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước sẽ ra thông báo và hướng dẫn bổ sung (trong thời hạn 03 ngày làm việc).
– Thẩm định hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra hồ sơ đăng ký, xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký;
+ Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
+ Cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
– Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Cần phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo thông báo của cơ quan thuế trước khi nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp.
– Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện sau khi người nộp hồ sơ đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định.
+ Thời hạn thực hiện thủ tục Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không quá 30 ngày.
Thời gian làm thủ tục Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;
Không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.