Căn cứ pháp lý:
– Luật trợ giúp pháp lý dân sự Ireland năm 1995.
– Luật trợ giúp pháp lý hình sự Ireland năm 1962;
1. Hệ thống pháp luật Ailen
Cộng hòa Ailen là một quốc đảo nằm ở phía tây bắc châu Âu có diện tích 70,273 km², dân số 4,13 triệu người. Ailen là một quốc gia phát triển có GDP là 164,190 tỷ USD (năm 2005) và xếp thứ 5 toàn cầu về chỉ số phát triển con người
Ailen có hệ thống pháp luật thông luật, có một hiến pháp thành văn quy định chế độ dân chủ nghị viện. Hệ thống tòa án gồm có tòa án tối cao, tòa án phúc thẩm, tòa án cấp cao, tòa án lưu động và tòa án khu vực, toàn bộ đều áp dụng pháp luật Ailen. Các vụ án nghiêm trọng theo thường lệ cần phải được tổ chức trước một bồi thẩm đoàn. Tòa án cấp cao và tòa án tối cao có thẩm quyền quyết định tính phù hợp của pháp luật và các hoạt động của các thể chế nhà nước khác so với hiến pháp và pháp luật. Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt, các phiên tòa phải công khai. Tòa án Hình sự Tư pháp là tòa nhà chính của các phiên tòa hình sự.
Garda Síochána na hÉireann (Những người bảo vệ hòa bình của Ailen), thường gọi là Gardaí, là lực lượng cảnh sát dân sự của Cộng hòa Ailen. Lực lượng này chịu trách nhiệm về toàn bộ các khía cạnh kiểm soát dân sự, cả về lãnh thổ và hạ tầng. Hầu hết các thành viên mặc đồng phục thường không mang vũ khí, việc khống chế tiêu chuẩn theo truyền thống được tiến hành chỉ với dùi cui và bình xịt hơi cay.
Quân cảnh là một quân đoàn của Lục quân Ailen, chịu trách nhiệm cung cấp nhân viên phục vụ cưỡng chế và cung cấp hiện diện quân cảnh cho các lực lượng khi diễn tập và triển khai. Trong thời chiến, các nhiệm vụ bổ sung bao gồm kiểm soát giao thông để cho đội ngũ quân sự di chuyển nhanh chóng đến khu vực làm nhiệm vụ. Các vai trò thời chiến khác bao gồm kiểm soát tù binh chiến tranh và nạn dân.
Pháp luật công dân của Ailen liên quan đến “đảo Ailen”, bao gồm đảo và các vùng biển, do đó mở rộng phạm vi đến Bắc Ailen. Vì thế, bất kỳ ai sinh tại Bắc Ailen và đáp ứng các điều kiện để trở thành công dân Ailen, như có một cha/mẹ là công dân Ailen hoặc Anh hoặc một cha/mẹ được phép cư trú tại Bắc Ailen hoặc Cộng hòa Ailen, có thể thực hiện quyền có quốc tịch Ailen, như có hộ chiếu Ailen.
2. Hiến pháp Ailen
Sau trưng cầu dân ý năm vào ngày 29 tháng 12 năm 1937, Hiến pháp Ailen có hiệu lực. Nó thay thế Hiến pháp Nhà nước Tự do Ailen và định quốc hiệu là “Ireland”, hay Éire trong tiếng Ailen. Điều 2 và 3 trong hiến pháp khẳng định yêu sách lãnh thổ danh nghĩa đối với toàn đảo, nhìn nhận việc phân chia Ailen theo Hiệp định Anh-Ailen năm 1922 là bất hợp pháp. Chính phủ Nhà nước Tự do Ailen cũng tiến hành các bước nhằm bãi bỏ chức vụ toàn quyền vài tháng trước khi hiến pháp mới có hiệu lực. Mặc dù hiến pháp thiết lập chức vụ tổng thống Ailen, song vấn đề Ailen là một quốc gia cộng hòa vẫn còn bỏ ngỏ. Các nhà ngoại giao được ủy nhiệm của quốc vương, song tổng thống thi hành các chức năng nội bộ với vị thế nguyên thủ quốc gia. Chẳng hạn, tổng thống phê chuần các luật mới theo quyền hạn của mình mà không phải chuyển đến Quốc vương George VI.
Ailen duy trì trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai – là thành viên duy nhất trong Khối Thịnh vượng chung không tham chiến. Liên kết giữa Ailen và Thịnh vượng chung kết thúc khi thông qua Đạo luật Cộng hòa Ailen năm 1948, có hiệu lực từ ngày 18 tháng 4 năm 1949 và tuyên bố rằng nhà nước là một cộng hòa. Ailen không tái gia nhập Thịnh vượng chung khi tổ chức này sau đó cho phép các nước cộng hòa gia nhập.
3. Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý Ailen
Ở Ailen, trợ giúp pháp lý (TGPL) bao gồm hai hệ thống: TGPL hình sự và TGPL dân sự do Bộ Tư pháp quản l
3.1. Trợ giúp pháp lý hình sự:
Được thực hiện trên cơ sở Luật TGPL hình sự năm 1962 thông qua các chương trình cụ thể với 800 Luật sư của LVN Group tư vấn và 800 Luật sư của LVN Group tranh tụng tham gia; năm 2012, có khoảng 50.000 vụ việc được trợ giúp. Bộ Tư pháp là cơ quan có trách nhiệm hoạch định chính sách, cử Luật sư của LVN Group tham gia vào vụ việc TGPL và thanh toán tiền cho các Luật sư của LVN Group. Năm 2012, ngân sách chi cho TGPL hình sự là 47 triệu EUR. Người được TGPL: là người bị buộc tội mà chưa được bào chữa, bị buộc vì tội nghiêm trọng hoặc trong trường hợp ngoại lệ khác cần thiết vì lợi ích của công lý (Mục 2 Luật TGPL hình sự).
3.2. Trợ giúp pháp lý dân sự:
TGPL dân sự do Luật TGPL dân sự năm 1995 điều chỉnh, được thực hiện thông qua Hội đồng TGPL và 25 Trung tâm TGPL hoạt động trong giờ hành chính và 10 Trung tâm TGPL hoạt động bán thời gian ở các địa phương (01-04 lần/tháng hoặc theo lịch hẹn trước).
– Hình thức TGPL: được thực hiện trong phạm vi các vụ việc dân sự dưới hình thức tư vấn pháp luật và tham gia tranh tụng tại Tòa án. Tư vấn pháp luật có thể bằng miệng hoặc văn bản (văn bản tư vấn và văn bản hòa giải). Tham gia tố tụng tại tòa là việc đại diện của Luật sư của LVN Group tư vấn hoặc Luật sư của LVN Group tranh tụng do Hội đồng thuê trong các thủ tục tố tụng dân sự (Mục 25 và 27 Luật TGPL).
4. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý:
4.1. Hội đồng trợ giúp pháp lý:
Hội đồng là tổ chức độc lập, công khai về mặt tài chính được thành lập từ năm 1979 trên cơ sở Luật TGPL (Mục 3). Nhiệm vụ chính của Hội đồng là: “Trong điều kiện nguồn lực của Hội đồng và phù hợp với các quy định của Luật, cung cấp dịch vụ TGPL và tư vấn trong các vụ việc dân sự cho các đối tượng đáp ứng yêu cầu của Luật này” (Mục 5). Từ ngày 01/10/2011, Hội đồng còn có chức năng quản lý Chương trình Tư vấn pháp lý tại Nhà tạm giữ được chuyển giao từ Phòng Chính sách tòa án trực thuộc Sở Tư pháp. Ngoài ra, theo Luật sửa đổi Bộ luật Dân sự ngày 01/11/2011 (Mục 54), Hội đồng còn có nhiệm vụ: “Cung cấp dịch vụ truyền thông về hôn nhân, gia đình”; quản lý Trung tâm truyền thông về hôn nhân, gia đình. Trung tâm cung cấp dịch vụ thông qua 04 văn phòng hoạt động theo giờ hành chính và 12 văn phòng bán thời gian. Các nhiệm vụ của Hội đồng được khái quát trong Kế hoạch hợp tác 2012-2014: “Cung cấp dịch vụ TGPL và truyền thông chuyên nghiệp, hiệu quả, sinh lợi, có khả năng tiếp cận phù hợp với các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng”. Theo quy định, Hội đồng có các nhiệm vụ: (1) Chỉ đạo chiến lược; (2) xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chính sách; (3) giám sát lợi nhuận và hiệu quả quản lý; (4) kiểm tra việc thực hiện thủ tục tài chính và trách nhiệm giải trình; (5) phê duyệt và giám sát kinh phí; (6) ban hành các quyết định thi hành. Theo Luật về hoạt động của các cơ quan của Chính phủ, Hội đồng còn có các nhiệm vụ: (1) thành lập 06 Ban để hỗ trợ Hội đồng trong việc thực hiện các nhiệm vụ; (2) quy định các phòng chức năng thuộc Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng và Giám đốc điều hành; (3) báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bình đẳng hàng năm; (4) thực hiện kiểm toán nội bộ bảo đảm hiệu quả và theo quy định; (5) ban hành quy trình quản lý (thủ tục giải quyết mâu thuẫn, chồng chéo trong nội bộ).
Hội đồng gồm Chủ tịch và 12 thành viên là những người có kiến thức, kinh nghiệm về luật, tài chính, y tế công cộng, bảo trợ xã hội do Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bình đẳng chỉ định với nhiệm kỳ 5 năm, bao gồm: đại diện Bộ Tư pháp và Bình đẳng, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Bộ Y tế, một số giáo sư, Luật sư của LVN Group (hiện tại có 03 Luật sư của LVN Group trong Hội đồng). Hội đồng họp định kỳ mỗi tháng/lần, có nhiệm vụ đề ra kế hoạch hoạt động TGPL.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng gồm: Giám đốc điều hành quản lý chung và 03 Giám đốc giúp việc; 03 Giám đốc là Giám đốc phụ trách tham gia tố tụng (phụ trách các Trung tâm TGPL), Giám đốc Dịch vụ chung (phụ trách tư vấn pháp luật và công nghệ) và Giám đốc nhân sự (phụ trách bồi dưỡng, phát triển và quản lý việc biến động của nguồn nhân lực); trực thuộc Giám đốc phụ trách tham gia tố tụng có các Văn phòng liên lạc, Trung tâm TGPL (quản lý các Luật sư của LVN Group tranh tụng), Trưởng bộ phận dịch vụ hành nghề tư nhân và chuyên gia pháp lý (phụ trách nghiên cứu và thông tin về buôn bán người). Văn phòng của Hội đồng bao gồm 45 nhân viên. Các Trung tâm TGPL có trách nhiệm báo cáo kết quả TGPL cho Hội đồng. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chi trả chi phí TGPL đối với các vụ việc TGPL, Hội đồng TGPL có trách nhiệm trả lương cho các Luật sư của LVN Group tại các Trung tâm.
4.2. Các Trung tâm trợ giúp pháp lý:
Các Trung tâm TGPL được thành lập theo địa lý quận, hạt. Người được TGPL có thể yêu cầu TGPL ở bất kỳ Trung tâm nào mà không phân biệt theo địa bàn sinh sống, cư trú. Ailen có diện tích nhỏ hẹp nên rất thuận lợi cho người dân tiếp cận các Trung tâm (chỉ cách các Trung tâm TGPL dưới 100 km). Trong một số trường hợp, Luật sư của LVN Group về tận nơi người được TGPL sinh sống để thụ lý vụ việc. Các Trung tâm có quan hệ mật thiết, tạo thành mạng lưới TGPL, tổ chức họp hàng quý để gặp gỡ, trao đổi, đánh giá kết quả triển khai các hoạt động. Việc chi trả chi phí các vụ việc trên hệ thống máy tính thông qua cơ sơ dữ liệu. Gần đây, số lượng người được TGPL tăng 80%, vì vậy có trường hợp phải chờ 04 tháng mới được xem xét chấp nhận đơn đề nghị TGPL trừ trường hợp nạn nhân bị mua bán. Đối với trường hợp nạn nhân bị mua bán hoặc đăng ký tị nạn, nạn nhân không phải trả bất kỳ chi phí nào vì đây là đối tượng được ưu tiên. Cảnh sát sẽ gửi hồ sơ đến Trung tâm TGPL, Luật sư của LVN Group sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến các quyền của họ. Đối với người tị nạn, họ sẽ đồng thời gửi hồ sơ đăng ký tị nạn đến cơ quan có thẩm quyền và hồ sơ xin TGPL đến Trung tâm TGPL.
– Người thực hiện TGPL: Dịch vụ TGPL dân sự do các Luật sư của LVN Group được nhà nước trả lương nằm trong hệ thống các Trung tâm TGPL (tổng số hiện có 110 Luật sư của LVN Group, trung bình 04 Luật sư của LVN Group/Trung tâm) và các Luật sư của LVN Group huy động bên ngoài Trung tâm thực hiện. Phần lớn các vụ việc do Luật sư của LVN Group của Trung tâm TGPL thực hiện (12.500 vụ việc, chiếm 71,4%), các Luật sư của LVN Group ngoài Trung tâm chỉ thực hiện một số ít vụ việc (chiếm 28,6%). Tiêu chuẩn của Luật sư của LVN Group được trả lương và Luật sư của LVN Group ngoài Trung tâm là như nhau. Hiện nay ở Ailen có 17.000 Luật sư của LVN Group (11.000 Luật sư của LVN Group tư vấn và 6.000 Luật sư của LVN Group tranh tụng)/4,5 triệu dân, trung bình 265 người dân/Luật sư của LVN Group.
– Thủ tục yêu cầu TGPL: Người yêu cầu TGPL phải nộp đơn yêu cầu TGPL tại một trong các Trung tâm TGPL. Đơn yêu cầu phải điền các thông tin theo mẫu, nêu rõ các vấn đề cần tư vấn pháp luật hoặc tham gia tố tụng và cung cấp thông tin chi tiết về thu nhập và các nguồn tài chính khác. Hội đồng TGPL sẽ kiểm tra, nếu người yêu cầu đáp ứng điều kiện TGPL sẽ được cung cấp TGPL. Các vụ việc được ưu tiên TGPL gồm: bạo lực gia đình, bắt cóc trẻ em, yêu cầu Nhà nước trong việc chăm sóc trẻ em và các vụ việc pháp luật có yêu cầu gấp về thời gian và sắp hết hạn.
5. Người được trợ giúp pháp lý:
Trong một số trường hợp, người được TGPL phải đóng phí để được hưởng TGPL. Khoản phí tư vấn pháp luật và tham gia tố tụng được xem xét dựa trên thu nhập sau khi khấu trừ thuế và phí của người nộp đơn (ví dụ, thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí thiết yếu). Khoản phí thấp nhất là 10 EUR đối với tư vấn pháp luật và 50 EUR đối với tham gia tố tụng. Đối với các vụ việc khó, phức tạp, mức phí này có thể tăng lên. Trung tâm TGPL tư vấn cho người có đóng phí trong các vụ việc dân sự. Trong trường hợp người được TGPL thu hồi được tiền hoặc tài sản từ các vụ việc, Hội đồng TGPL có thể xem xét trích lại một phần tài sản. Trong lĩnh vực hình sự và dân sự, người có thu nhập trên 18.000 EUR/năm phải chi trả một phần phí tùy thuộc vào mức thu nhập bình quân hàng năm của họ sau khi trừ đi các chi phí thiết yếu (thu nhập trung bình ở Ailen là 38.000 EUR/người/năm). Ví dụ, một người có thu nhập 26.000 EUR/năm sẽ đóng góp khoảng 150 EUR cho một vụ tư vấn pháp luật, khoảng 560 EUR vụ việc tranh tụng. Ngoài chi phí trả cho việc thực hiện TGPL, người được TGPL phải trả một số chi phí khác như phí tuyên thệ trước Tòa, chi phí cho bồi thẩm đoàn. Ước tính hiện nay Ailen có khoảng 58% dân số có mức thu nhập thuộc diện được TGPL. Đối với nạn nhân bị mua bán, trẻ em bị bắt cóc được TGPL hoàn toàn miễn phí. Chi phí trả cho Luật sư của LVN Group tư thực hiện TGPL tùy thuộc vào sự thỏa thuận của Hội đồng TGPL và Đoàn Luật sư của LVN Group, ví dụ vụ ly hôn chi phí trả cho Luật sư của LVN Group khoảng 395 EUR.
– Các kết quả đạt được: Từ năm 2009-2011, số người được TGPL tăng từ 16.371 người lên 19.636 người (do cả các Trung tâm TGPL và Trung tâm hỗ trợ pháp lý cho người tị nạn thực hiện). Tại Trung tâm TGPL, từ năm 2009-2011, số vụ việc TGPL tăng từ 16.170 vụ việc lên 17.825 vụ việc. Tính riêng trong năm 2011 tại Trung tâm TGPL, đã thực hiện được 17.825 vụ việc, trong đó có 8.333 vụ việc tư vấn (5.960 vụ việc về gia đình, 396 vụ việc về chuyển giao quyền sở hữu tài sản và 1.977 vụ việc khác) và 9.492 vụ việc tham gia tố tụng (5.039 vụ việc về ly hôn/ly thân, 2.686 vụ việc về các vấn đề gia đình khác, 1.026 vụ việc về trẻ em và 741 vụ việc về các vấn đề dân sự khác). Năm 2012, đã thực hiện được 17.500 vụ việc dân sự, trong đó, 85% các vụ việc TGPL liên quan đến vấn đề gia đình. – Kinh phí: Ngân sách chi cho TGPL dân sự mỗi năm khoảng 30 triệu EUR. Trong năm 2010 và 2011, ngân sách chi cho tư vấn pháp luật lần lượt là 24,125 triệu EUR và 24,225 triệu EUR, chi cho hỗ trợ pháp lý cho người tị nạn lần lượt là 7,967 triệu EUR và 6,24 triệu EUR (giảm 21% so với năm 2010); phí do người được TGPL nộp năm 2010 và 2011 lần lượt là 844.201 EUR và 809.967 EUR (giảm 04% so với năm 2010); tiền trích lại từ phía người được TGPL trong trường hợp thu hồi được tiền hoặc tài sản từ các vụ việc của họ năm 2010 và 2011 lần lượt là 921.717 EUR và 974.331 EUR (tăng 06% so với năm 2010).
Bài viết tham khảo:Kinh nghiệm Trợ giúp pháp lý ở AILEN và áp dụng tại Việt Nam – Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp