Khám bệnh nghề nghiệp ở đâu? 2023

Bệnh nghề nghiệp là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh.

Bệnh nghề nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến cho sức khỏe của người lao động bị suy giảm từ đó ảnh hưởng đến chất lượng lao động. Vậy Khám bệnh nghề nghiệp ở đâu?

Bệnh nghề nghiệp là gì?

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

– Bệnh nghề nghiệp là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh.

– Bệnh nghề nghiệp có thể ra cấp tính hoặc từ từ, một số bệnh nghề nghiệp thậm chí không thể chữa khỏi và để lại di chứng sau này. Tuy nhiên, bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được nhờ việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kì hằng năm. 

– Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp chủ yếu là do vệ sinh lao động không đảm bảo hoặc do các nguồn độc hại trong môi trường làm việc gây ra, hậu quả của nó là người lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc tử vong.

Do đó người sử dụng lao động luôn luôn phải có trách nhiệm ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp; trả các chỉ phí cấp cứu, điều trị và tiền lương trong thời gian điều trị, bổi thường cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Từ những phân tích trên có thể hiểu được khái niệm bệnh nghề nghiệp, Khám bệnh nghề nghiệp ở đâu?

Điều kiện để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định:

Điều 46. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;

b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.

Như vậy khi đáp ứng đủ các điều kiện trên theo quy định thì người lao động sẽ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.

Khám bệnh nghề nghiệp ở đâu?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư 28/2016/TT-BYT các cơ sở y tế có đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp được thực hiện việc khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.

Ngoài ra Công văn 1794/MT-LĐ Cục Quản lý môi trường y tế đã công bố danh sách 65 cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp. Trong đó: 

– Số cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp 65 đơn vị
+ Các đơn vị do Bộ Y tế công bố 20 đơn vị
+ Các đơn vị do Bộ/ngành công bố 01 đơn vị
+ Các đơn vị do Sở Y tế công bố 44 đơn vị

Cụ thể:

– Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường địa chỉ Số 57, Phố Lê Quý Đôn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

– Phòng khám Sức khỏe nghề nghiệp thuộc Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp – Viện khoa học an toàn và vệ sinh lao động địa chỉ Số 216 đường Nguyễn Trãi, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

– Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP. Hồ Chí Minh địa chỉ 1A Lý Thường Kiệt, Phường 7 Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Khám bệnh nghề nghiệp ở đâu? Để khám bệnh nghề nghiệp thì cần phải khám tại các cơ sở y tế đã được quy định tại Công văn 1794/MT-LĐ Cục Quản lý môi trường y tế .

– Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

– Khi khám sức khỏe theo quy định thì lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

– Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp gồm những gì?

Ngoài Khám bệnh nghề nghiệp ở đâu? một vấn đề cũng được nhiều người quan tâm đó là hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp. Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp bao gồm:

– Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp người lao động đã làm việc trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất.

– Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:

+ Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động.

Đối với trường hợp người lao động có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động được thực hiện trước ngày Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ thì hồ sơ phải có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2016;

+ Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp cấp tính mà tại thời điểm xảy ra bệnh nghề nghiệp cấp tính chưa kịp xác định được mức tiếp xúc yếu tố có hại;

+ Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com