1. Phòng vệ chính đáng quá mức có phải chịu trách nhiệm hình sự

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi xin phép được giấu tên và trình bày của câu chuyện tôi như sau :

Anh A đi chơi ở bên nhà bạn về . Lúc về có 1 thanh niên là B đứng đợi ở cửa rồi xích mích với A và có xảy ra xô xát. Sau đó, B gọi 5 người nữa mang hung khí tới. A bỏ chạy về nhà thì B cùng đồng bọn đuổi theo vào trong nhà.Thấy vậy A chạy xuống bếp cầm dao lên. Bị B đánh, A dùng dao chống trả. A chém B 1 nhát vào vai, B bị đứt tĩnh mạch. Cho tôi hỏi trường hợp này thì giải quyết như thế nào?

Trả lời :

Điều 15 Bộ luật hình sự quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự“.

Trong tình huống này, B là người cố ý đuổi theo, dùng hung khí tấn công A.Hành vi chống cự lại của A lànhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mìnhkhông bị coi là tội phạm khi sự chống trảnằm trong giới hạn của phòng vệ chính đáng. Hành vi của Asẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi vượt quá giớihạn của phóng vệ chính đáng. Vấn đề đặt ra ở đây là như thế nào thì được coi là vượt quá giới hạn cho phép? Điều này sẽ căn cứ vào phương tiện, công cụ và hậu quả mà hai bên gây ra cũng như mức độ của hành vi tấn công và khả năng của người phòng vệ.

Nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà gây thương tích thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 106 Bộ luật hình sự cụ thể như sau:“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm”.

Tuy nhiên, vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự với người vượt quá giớihạn của phòng vệ chính đáng vẫn có thể được giảm nhẹ khi căn cứ vào lỗi của nạn nhân (người có hành vi trộm cố ý gây thương tích với A); mục đích của hành vi chống trả chỉ nhằm phòng vệ; người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không còn thời gian để lựa chọn cách giải quyết khác.

 

2. Tình thế cấp thiết là gì ?

Tình thế cấp thiết là một trong những căn cứ để loại trừ trách nhiệm đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Xét về mặt hành vi, tình thế cấp thiết được hiểu là một người vì muốn tránh thiệt hại cho bản thân, người khác hoặc vì lợi ích của nhà nước, cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Trên thực tế ghi nhận, các thiệt hại trong tình thế cấp thiết là thiệt hại về tài sản. Như vậy, về mặt hành vi thì đây là một hành vi có đầy đủ các dấu hiệu phạm tội, xâm phạm đến lợi ích mà pháp luật hình sự bảo vệ. Tuy nhiên, được loại trừ trách nhiệm hình sự, nếu hành vi đó đảm bảo đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, phải có sự đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc.

Sự đe dọa gây nguy hiểm phải là sự đe dọa tức khắc, nếu sự đe dọa đó là không tức khắc nghĩa là sự đe dọa gây nguy hiểm chưa tới hoặc đã qua thì trường hợp gây thiệt hại trong trường hợp này không được tính là tình thế cấp thiết.

Trong tình thế cấp thiết, khác với phòng vệ chính đáng nguồn gốc của sự nguy hiểm không chỉ đến từ con người mà chủ yếu đến từ các hiện tượng thiên nhiên như động đất, lũ lụt, phát sinh trong quá trình sản xuất như sử dụng máy móc, sự tấn công của động vật trong một vài trường hợp đặc biệt.

Thứ hai, nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thì sẽ dẫn đến hậu quả thiệt hại trên thực tế.

Hay nói cách sự đe dọa ngay tức khắc này phải là sự nguy hiểm thực tế. Cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa lợi ích cần được bảo vệ và sự nguy hiểm này. Nếu không thực hiện biện pháp bảo vệ lợi ích sẽ bị xâm phạm ngay tức thì. Nếu sự nguy hiểm không có khả năng xảy ra trên thực tế mà chỉ là nguy hiểm tưởng tượng thì không được tính là tính thế cấp thiết.

Thứ ba, việc gây thiệt hại là sự lựa chọn duy nhất để ngăn chặn thiệt hại lớn hơn

Trong trường hợp còn biện pháp khác để khắc phục nguy hiểm và việc gây thiệt hại là không cần thiết thì không được xem xét trong trường hợp tình thế cấp thiết. Đây là yêu cầu đòi hỏi người xử lý tình huống trong tình huống đó phải có sự tính toán nhanh chóng và chính xác. Để xem xét hành vi đó có trên thực tế có phù hợp hay không, có phải là phương pháp duy nhất không cần căn cứ vào tình hình cụ thể lúc xảy ra sự việc và đánh giá khách quan tình huống đó.

Ngoài ra, thiệt hại do hành vi trong tình huống cấp thiết gây ra phải có thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại thực tế có thể xảy ra nếu không áp dụng biện pháp cấp thiết. Tuy nhiên, mối quan hệ so sánh này chỉ có thể tương quan vì thiệt hại do thực hiện hành vi gây ra là thực tế còn thiệt hại có thể gây ra là trừu tượng. Nếu trong trường hợp gây thiệt hại là rõ ràng vượt quá thì mới bị xem xét xử lý. Pháp luật không định sẵn các trường hợp được xem là tình huống cấp thiết, cho nên khi nào có sự nguy hiểm đe dọa đến các lợi ích cần bảo vệ, đứng trước nhiều lợi ích phải bảo vệ, pháp luật cho phép người đó thực hiện các biện pháp để bảo vệ lợi ích lớn hơn.

Hành động trong tình thế cấp thiết không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mọi người nên được khuyến khích và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, trong trường hợp vượt quá yêu cầu bảo của tình huống cấp thiết thì người đó phải chịu trách nhiệm về phạm vi vượt quá của mình. Khác với phòng vệ chính đáng, Bộ luật hình sự chỉ quy định vượt quá yêu cầu của tình thế khẩn cấp chỉ là tình tiết giảm nhẹ trong định khung hình phạt.

 

3. Điều kiện để xác định trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội không phải là tội phạm

Cơ sở cho phép gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là có “người thực hiện tội phạm” và được phép bắt giữ. Như vậy, việc cho phép này phát sinh khi có quyền bắt giữ người thực hiện tội phạm. Chỉ khi có quyền bắt giữ người thực hiện tội phạm thì vấn đề cho phép gây thiệt hại cho người bị bắt giữ mới được đặt ra. Đê xác định quyền này phải dự a vào các quy định của pháp luật. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ các chủ thể có quyền bắt người trong tố tụng hình sự. Trong đó, Bộ luật xác định chủ thể là người dân chỉ có quyền bắt người trong hai trường hợp. Đó là bắt “… người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt…” (Bắt người phạm tội quả tang – Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015) và bắt người đang bị truy nã (Điều 112 BLTTHS).

Khi có quyền bắt người thực hiện tội phạm, người thực hiện quyền này được phép sử dụng vũ lực để bắt và khi sử dụng vũ lực có thể gây thiệt hại cho người bị bắt. Việc gây thiệt hại này là cho phép, là hợp pháp. Tuy nhiên, sự cho phép này là có giới hạn. Cụ thể, phạm vi cho phép sử dụng vũ lực, gẫy thiệt hại cho người bị bắt được xác định bởi hai điều kiện:

– Việc phải sử dụng vũ lực là cách duy nhất để có thể bắt được người thực hiện tội phạm và

– Việc sử dụng vũ lực phải trong mức độ cần thiết cho việc bắt người đó.

Để kiểm tra 2 điều kiện trên cần đánh giá trước hết mối tương quan giữa sự chống trả việc bắt giữ của người bị bắt giữ và khả năng bắt giữ của người bắt giữ đặt trong hoàn cảnh cụ thể.

 

4.Trách nhiệm pháp lý của người gây thiệt hại trong trường hợp có sự kiện bất ngờ

Sự kiện bất ngờ là trường hợp đã gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội nhưng người có hành vi đó lại không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình hay nói cách khác vì họ không có lỗi.Ví dụ: Một người lái xe đang đi đúng phần đường quy định, đúng tốc độ, thì có hai người đột nhiên từ trong nhà đuổi nhau ra đường và bị xe đụng bị thương.

Sự kiện bất ngờ xảy ra có thể là do hoàn cảnh cụ thể: (Ví dụ: A và B đang đi chơi với nhau trên vỉa hè, họ cười đùa với nhau; A nghịch, xô nhẹ B xuống đường, không ngờ B khi bị xô lại dẫm phải dầu nhớt nên ngã, thái dương của B đập vào một viên đá ở lòng đường, B bị trọng thương).

Sự kiện bất ngờ do đặc điểm chủ quan của người thực hiện hành vi

Trường hợp sự kiện bất ngờ và trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả có điểm giống nhau là chủ thể thực hiện đều không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình đã gây ra. Nhưng ở trường hợp vô ý vì cẩu thả, người phạm tội có nghĩa vụ phải thấy trước và có đủ điều kiện để thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Người phạm tội đã không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình là do cẩu thả. Còn trong trường hợp sự kiện bất ngờ, chủ thể không có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình hoặc tuy có nghĩa vụ phải thấy trước nhưng không có đủ điều kiện để thấy trước hậu quả đó.

Như vậy, trong trường hợp sự kiện bất ngờ, việc chủ thể đã không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình gây ra là do khách quan.

 

5. Rủi ro trong quá trình làm thí nghiệm thì có phải chịu trách nhiệm hình sự

Quy đinhj tại điều 25 Luật Hình sự 2015 như sau :

Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Để loại trừ tránh nhiệm hình sự trong trường hợp này thì đòi hỏi phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Thứ nhất, hành vi gây thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới.

Ở đây, thiệt hại có thể là về tính mạng, sức khỏe của con người, thiệt hại về tài sản, môi trường… và thiệt hại đó xảy ra là do thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới.

Thứ hai, người nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa.

Một trong những điều kiện không thể thiếu để loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này là việc tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa. Tùy vào việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ khác nhau mà quy trình, quy phạm và các biện pháp phòng ngừa rủi ro cũng khác nhau.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự về tạm giam, tạm giữ khi điều tra hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể. Trân trọng./.