1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Chỉ dẫn tra cứu áp dụng Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự năm 2015” do TS. Trần Văn Hà và ThS. Phan Thị Thu Hà đồng chủ biên.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Chỉ dẫn tra cứu áp dụng Bộ Luật Tố Tụng Dâ Sự năm 2015 (TS. Trần Văn Hà)

Chỉ dẫn tra cứu áp dụng Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự năm 2015

Tác giả: TS. Trần Văn Hà và ThS. Phan Thị Thu Hà (đồng chủ biên)

Nhà xuất bản Thông tin và Truyền Thông

3. Tổng quan nội dung sách

Ngày 25/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Đây là một trong những đạo luật quan trọng về hoạt động tố tụng theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. Hoạt động tố tụng dân sự tại Tòa án là hoạt động phức tạp, được tiến hành với nhiều chủ thể liên quan như Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Luật sư… và theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt. 
Để giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm tới hoạt động tố tụng dân sự tại Tòa án có thể dễ dàng hiểu, tra cứu, áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; trong từng điều các tác giả có chỉ dẫn bên dưới (được in nghiêng) để tiện tra cứu, áp dụng. Nhóm tác giả của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học – Tòa án nhân dân tối cao đã tập hợp, chỉ dẫn những văn bản pháp luật liên quan, những văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, văn bản trao đổi nghiệp vụ, án lệ để xây dựng cuốn sách: Chỉ Dẫn, Tra Cứu Áp Dụng Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự Năm 2015.
Dưới đây chúng tôi sẽ trích dẫn nội dung trong cuốn sách để bạn đọc dễ hình dung về cách thức trình bày của tác giả:
Điều 101. Xem xét, thẩm định tại chỗ
1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
Tòa án nhân dân tối cao (2018), Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ (xem khoản 3 Điều 104)
2. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định và những người khác được mời tham gia việc xem xét, thẩm định. Sau khi lập xong biên bản, người xem xét, thẩm định phải yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định ký tên và đóng dấu xác nhận.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
4. Thẩm phán có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định tại chỗ hỗ trợ trong trường hợp có hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
Tòa án nhân dân tối cao (2016), Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 giải đáp một số vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự
3. Trường hợp Thẩm phán đã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định tại chỗ hỗ trợ do đương sự có hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ nhưng Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an xã, phường, thị trấn không hỗ trợ thì giải quyết như thế nào?
Khoản 4 Điều 101 BLTTDS năm 2015 đã quy định về vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an xã, phường, thị trấn hỗ trợ Tòa án khi có hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định tại chỗ không thực hiện việc hỗ trợ theo yêu cầu của Thẩm phán thì Tòa án trao đổi với Ủy ban nhân dân cấp trên, cơ quan Công an cấp trên để có sự chỉ đạo đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an xã, phường, thị trấn trong việc hỗ trợ xem xét, thẩm định tại chỗ.
Hành vi cản trở người tiến hành tố tụng tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ, định giá, giám định hoặc xác minh, thu thập chứng cứ khác sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều 489 BLTTDS năm 2015.
Điều 104. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
1. Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.
2. Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.
Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.
3. Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
Tòa án nhân dân tối cao (2018), Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ
1. Trường hợp vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản là nhà, đất mà các bên không thỏa thuận được giá trị di sản, mặc dù đã được Tòa án giải thích nhưng nguyên đơn và bị đơn đều khẳng định không yêu cầu đo đạc, định giá tài sản thì Tòa án giải quyết như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trường hợp xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết, chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó. Trường hợp này, nguyên đơn, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo quy định tại khoản 2 Điều 156 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Căn cứ vào điểm b khoản 3 Điều 104 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trường hợp các đương sự không thỏa thuận được giá tài sản thì Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá. Trường hợp này, nguyên đơn, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.
4. Trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng định giá, định giá tài sản:
a) Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại Điều 52 của Bộ luật này không được tham gia Hội đồng định giá.
Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá;
b) Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá thì Tòa án yêu cầu cơ quan quản lý có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn thực hiện yêu cầu của Tòa án. Người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng thì Tòa án yêu cầu lãnh đạo cơ quan đã cử người tham gia Hội đồng định giá xem xét trách nhiệm, cử người khác thay thế và thông báo cho Tòa án biết để tiếp tục tiến hành định giá;
c) Việc định giá phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.
5. Việc định giá lại tài sản được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự.

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn sách Chỉ dẫn tra cứu áp dụng Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự năm 2015″ do TS. Trần Văn Hà và ThS. Phan Thị Thu Hà đồng chủ biên có nội dung nhằm tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn bạn đoc, nhất là các học viên, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Luật sư và những người tham gia tố tụng tra cứu, áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự nhanh chóng, chính xác. Với nội dung được biên soạn chỉ dẫn tỉ mỉ cuốn sách đã được nhiều bạn đọc đón nhận và lựa chọn là tài liệu tham khảo hữu ích.

Cuốn sách được nhóm tác giả biên soạn dựa vào những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, cuốn sách sẽ là công cụ tra cứu hữu ích, tập hợp được đầy đủ những quy định liên quan để bạn đọc hiểu rõ những quy định của Bộ luật, có được thông tin bao quát về tố tụng dân sự cũng như những chỉ dẫn áp dụng những điều luật cụ thể; đồng thời, cuốn sách cũng là nguồn tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Kết luận

Cuốn sách “Chỉ dẫn tra cứu áp dụng Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự năm 2015″ do TS. Trần Văn Hà và ThS. Phan Thị Thu Hà đồng chủ biên được biên soạn theo phương pháp chi dẫn chỉ tiết từng điều luật, là tài liệu hữu ích đối với bạn đọc nói chung, giúp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và các nhà nghiên cứu, các bạn độc giả dễ dàng tìm hiểu và tra cứu áp dụng trong thực tiễn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!