1. Giới thiệu tác giả

Sách Định tội danh và quyết định hình phạt do PGS.TS. Dương Tuyết Miên biên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Định tội danh và quyết định hình phạt của PGS.TS. Dương Tuyết Miên

Sách Định tội danh và quyết định hình phạt

Tác giả: PGS.TS. Dương Tuyết Miên

Nhà xuất bản Tư pháp

3. Tổng quan nội dung sách

Định tội danh và quyết định hình phạt là những hoạt động thực tiễn quan trọng của cơ quan có thẩm quyền. Với mong muốn giới thiệu tới bạn đọc một ấn phẩm trình bày về vấn đề định tội danh và quyết định hình phạt, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn chuyên khảo “Định tội danh và quyết định hình phạt của PGS.TS. Dương Tuyết Miên, một nhà nghiên cứu, nhà giáo tâm huyết am hiểu sâu sắc về lĩnh vực này.

Cuốn sách trình bày có tính hệ thống về vấn đề định tội danh, quyết định hình phạt dưới các góc độ khác nhau, từ lý luận đến phân tích luật thực định và đánh giá thực tiễn về định tội danh và quyết định hình phạt ở nước ta; đồng thời, tác giả đã nêu ra những kinh nghiệm quý rút ra từ thực tiễn nhằm giúp bạn đọc, người làm công tác chuyên môn cũng như người quan tâm có thể làm tốt hơn công việc của mình. Cuốn sách này đã được xuất bản lần đầu năm 2004, tái bản năm 2007 và nhận được phản hồi tích cực. Lần này, theo nhu cầu của bạn đọc, chúng tôi tiếp tục tái bản cuốn sách có sửa đổi, bổ sung.

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Chương I. Lý luận và thực tiễn về định tội danh

I. Lý luận chung về định tội danh

1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của định tội danh

1.1.1. Khái niệm định tội danh

1.1.2. Đặc điểm của định tội danh (theo  nghĩa hẹp)

1.1.3. Ý nghĩ của định tội danh

1.2. Phân biệt định tội danh và quyết định hình phạt

1.3. Căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học của định tội danh

1.3.1. Căn cứ pháp lý của định tội danh

1.3.2. Căn cứ khoa học của định tội danh

1.4. Các bước định tội danh

1.5. Các hình thức định tội danh

1.5.1. Định tội danh chính thức

1.5.2. Định tội danh không chính thức (định tội danh mang tính chất khoa học)

1.6. Định tội danh trong một số trường hợp cụ thể

1.6.1. Định tội danh trong trường hợp thông thường

1.6.2. Vấn đề định tội danh trong các trường hợp đặc biệt

1.7. Các nhân tố cần thiết bảo đảm cho hoạt động định danh tội đúng

1.7.1. Năng lực chuyên môn của người định tội danh

1.7.2. Đạo đức nghề nghiệp của người định tội danh

1.7.3. Hệ thống pháp luật hình sự hoàn chỉnh

1.7.4. Môi trường làm việc minh bạch, công bằng và có sự trợ giúp lẫn nhau

1.8. Mối quan hệ giữa định tội danh và quyết định hình phạt

II. Thực tiễn định tội danh

2.1. Đánh giá chung về thực tiễn định tội danh ở nước ta trong những năm gần đây

2.2. Định tội danh đối với một số nhóm tội điển hình

2.2.1. Định tội danh đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người

2.2.2. Định tội danh đối với các tội xâm phạm tình dục

2.2.3. Định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu

2.2.4. Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy

2.2.5. Định tội danh đối với các tội phạm về tham nhũng

2.3. Bài tập tổng hợp về định tội danh

2.3.1. Vụ thứ nhất

2.3.2. Vụ thứ hai

2.3.3. Vụ thứ ba

Chương II. Lý luận, pháp luật và thực tiễn về quyết định hình phạt

I. Lý luận và pháp luật về quyết định hình phạt

1.1. Một số vấn đề chung về quyết định hình phạt

1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của quyết định hình phạt

1.1.2. Các nguyên tắc quyết định hình phạt

1.1.3. Mối liên hệ giữa quyết định hình phạt với một số vấn đề khác trong luật hình sự

1.2. Các căn cứ quyết định hình phạt

1.2.1. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các căn cứ quyết định hình phạt

1.2.2. Các căn cứ quyết định hình phạt áp dụng đối với cá nhân phạm tội

1.2.3. Các căn cứ quyết định hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội

1.3. Quyết định hình phạt trong một số trường hợp đặc biệt áp dụng đối với cá nhân phạm tội

1.3.1. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

1.3.2. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

1.3.3. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án

1.3.4. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

1.3.5. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

1.3.6. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

1.4. Quyết định hình phạt trong một số trường hợp đặc biệt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội

1.4.1. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

1.4.2. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án

1.4.3. Miễn hình phạt

II. Thực tiễn quyết định hình phạt

2.1. Đánh giá chung về thực tiễn quyết định hình phạt ở nước ta những năm gần đây

2.2. Một số điểm cần lưu ý để quyết định hình phạt đúng

2.3. Luyện tập về quyết định hình phạt

2.3.1. Tình huống 1

2.3.2. Tình huống 2

2.3.3. Tình huống 3

2.3.4. Tình huống 4

2.3.5. Tình huống 5

Dưới đây là nội dung trích dẫn trong cuốn sách để bạn đọc tham khảo:

2.2.4. Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy

2.2.4.1. Thực tiễn định tội danh đối với các tội phạm về ma túy

Trong bộ luật hình sự năm 2015, các tội phạm về ma túy được quy định tại chương XX gồm 13 tội từ Điều 247 đến điều 259. Đó là các tội: 1) Tội trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, 2) Tội sản xuất trái phép chất ma túy, 3) Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, 4) Tội vận chuyển trái phép chất ma túy, 5) Tội mua bán trái phép chất ma túy, 6) Tội chiếm đoạt chất mà túy, 7) Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, 8) Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy, 9) Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, 10) Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, 11) Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túngư12) Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túngười) Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

Nhìn chung trong thực tiễn xét xử, các tòa án đã xác định tội danh thuộc nhóm các tội phạm về ma túy là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần vào việc duy trì trật tự, trị an xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm kể trên, trong thực tiễn, việc định tội danh đối với tội phạm về ma túy vẫn còn có một số sai sót biểu hiện ở việc bỏ lọt tội danh và xác định sai tội danh. Xin nêu một số ví dụ.

* Ví dụ thứ nhất: tháng 6/2018, bị can Nông Văn N, sinh năm 1979 trú tại tổ 3, phường M, thành phố H, tỉnh T đã mua ma túy của một người tên Luyện (không rõ địa chỉ cụ thể) với số tiền 61.000.000 đồng tại khu vực cổng chào km số 5 thuộc tổ 1, thôn C, thành phố H, tỉnh T. Sau khi mua được ma túy, N mang về nhà cất giấu trong nhà mình có ý định đem bán cho con nghiện lấy tiền tiêu xài.

Vào thời điểm bị bắt, N đã có hành vi bán cho P ma túy, đồng thời N đồng ý cho phép P đi ra sau vườn để tiêm chích ma túy. Quá trình điều tra xác định, từ tháng 6/2018 đến 13/8/2018, N đã bán ma túy cho các đối tượng nghiện, tổng số 45 lần, thu lợi bất chính số tiền 29.006.000 đồng. Tòa án nhân dân huyện V xác định N phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.

Trong vụ án này, nếu xác định tội danh đối với hành vi phạm tội của N thì N phải phạm hai tội mới chính xác. Đó là tội mua bán trái phép chất ma túy và tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. Theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12 năm 2007 của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy của bộ luật hình sự năm 1999” thì “Người nào bán trái phép chất ma túy cho người khác mà còn cho họ sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu và quản lý của mình để sử dụng trái phép chất ma túy thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy …,  người đó còn bị chi cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy….”

* Ví dụ thứ hai: Phạm Văn G là người nghiện ma túy sống lang thang ở gầm cầu LB, Thành phố H. Ngày 12/3/2016, G đã gọi Nguyễn Thế H là người lái xe ôm (hay đỗ xe ở khu vực gầm cầu để đón khách) chở G đi mua ma túy để sử dụng và bảo H chở G đến khu vực đường ray gần nhà ga để G mua ma túy, đồng thời G hẹn H đợi G mua xong ma túy thì lại trở về gầm cầu, G sẽ trả tiền cho cả hai lượt. H đồng ý chở G đi. Đến nơi, H thả G ở đầu hẻm và chờ G. Khoảng năm phút sau, G đã mua được hai tép heroin và đang đi ra chỗ H chờ, khi G cách hát khoảng ba bước chân thì G bị lực lượng chức năng bắt giữ. Vụ án này giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có ý kiến khác nhau về tội danh của G, H. Cơ quan điều tra thì cho rằng chỉ có G phạm tội và tội danh là tàng trữ trái phép chất ma túy, còn H không phạm tội vì G đã bị bắt trước khi H trở về gầm cầu, còn lúc H trở G đi mua ma túy thì G không có ma túy trong người. Còn viện kiểm sát và tòa án lại cho rằng trong vụ án này có hai đối tượng phạm tội, G phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy, còn H là đồng phạm của tội này.
Ý kiến tác giả cho rằng, trường hợp này, việc xác định G phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy, còn H là đồng phạm của tội này là đúng đắn bởi vì theo quy định của điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, hành vi của H là hành vi giúp sức – hành vi tạo điều kiện thuận lợi cho G thực hiện hành vi của người thực hành đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Khi trở G đến khu vực đường ray gần nhà ga, H biết rõ G đến đó mua ma túy về để sử dụng, nhưng vẫn đồng ý chở. Mặt khác, theo thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP: ‘Người nào biết người khác mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà dùng phương tiện để chở họ cùng chất ma túy và bị bắt giữ nếu số lượng chất ma túy đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy thì người đó là đồng phạm với người mua về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy…” Ở đây, tác giả nhấn mạnh Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP đã dùng cụm từ dùng phương tiện để chở họ cùng chất ma túy nghĩa là chở người cùng chất ma túy là mục đích và không phải hành vi…”

4. Đánh giá bạn đọc

Có thể thấy tác giả đã trình bày 2 phần nội dung chính rất rõ ràng từ lý luận đến thực tiễn, bạn đọc sau khi đọc hết các vấn đề lý luận về định tội danh, quyết định hình phạt đều được trải nghiệm những tình huống thực tiễn về hai vấn đề này sẽ nắm rõ hơn, hiểu sâu hơn các vấn đề pháp lý trước đó.

5. Kết luận

Cuốn sách đã được tái bản nhiều lần theo nhu cầu bạn đọc bởi lẽ đó là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc nói chung, những người làm công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy, thực tiễn nói riêng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!