1. Nhãn hiệu và lý do nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

1.1 Khái niệm nhãn hiệu 

Nhãn hiệu là thuật ngữ chuẩn hóa quôcs tế. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giưới đều đưa ra định nghĩ nhãn hiệu dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của quôc sgia đó nên cũng có những điểm khác nhau. Ở Việt Nam thì nhãn hiệu được quy định là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá tổ chức, cá nhân khác nhau.

 

1.2 Sự cần thiết của việc đăng ký nhãn hiệu

Để một nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ thì chủ sở hữu nhãn hiệu đó phải bắt buộc thực hiện những thủ tục pháp lý về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khác với quyền tác giả được bảo hộ theo cơ chế tự động, tác giả được bảo hộ quyền tác giả về mặt pháp lý ngay từ thời điểm tác phẩm được tạo ra mà không cần bất kỳ một thủ tục đăng ký nào. Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi có quyết định của cơ nhà nước có thẩm quyền thông qua quá trình xem xét và cấp văn bằng. 

Trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa, các cá nhân, tổ chức kinh doanh Việt Nam đang hướng tới việc phát triển kinh doanh cả ở trong và ngoài nước. Muốn đặt được mục tiêu này, các cá nhân và tổ chức kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bởi vì:

-Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chru sở hữu nhãn hiêu. Sau khi đăng ký thành công, chủ sở hữu có quyền khai thác thương mại nhãn hiệu bằng cách gắn nhãn hiệu lên hàng hóa, bao bì hàng hó, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch để thu lợi về cho mình.

-Góp phần nâng cao giá trị hàng hóa dịch vụ. Tăng độ tin cậy, đảmbảo cho người tiêu dùng. Vì vậy người tiêu dùng có thể tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ đó. Uy tín của nhã hiệu cũng được nâng cao hơn rất nhiều.

-Có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút các đối tác kinh doanh. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng tạo cho cá nhân tổ chức kinh doanh hình ảnh chuyên nghiệp trong công việc, tạo sự tin tưởng cho các đối tác trong và ngoài nước để từ đó họ có thể đưa ra các quyết định hợp tác đầu tư.

-Loại trừ rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân tổ chức khi mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường thương mại.Khi đăng ký bảo hộ và được cấp văn bằng thì nó sẽ trở thành cơ sở để chủ sở hữu có thể yên tâm đầu tư, phát triển nhãn hiệu của mình mà không phải lo rủi ro đến từ tranh chấp nhãn hiệu, cũng như chống lại được các hành vi làm hàng giả, hàng nhái.

 

2. Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ 

Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ 2005:

-Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều sắc.

-Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ chủ thể khác.

Bên cạnh đó điều 73 của Luật này cũng đưa ra các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, bao gồm:

-Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của cả nước

-Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gấy nhầm lẫn với biểu tượng cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội -nghề nghiệp của Việt Nam vá tổ chức quốc tê, nếu không được cơ quan tổ chức đó cho phép.

-Dấu hiệu trùng hoặc tương tư đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.

-Dấu hiệu trùng hoặc tương tư đến mức gấy nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.

-Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Mặc dù quy định khác nhau, nhưng về cơ bản điều kiện để một dấu hiệu có khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần phải đảm bảo yêu câu về hình thức và khả năng phân biệt của dấu hiệu đo.

Quá trình và thủ tục đăng ký nhãn hiệu là một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay, làm sao để đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. VÌ vậy công Luật LVN Group đã được lựa chọn để trở thành đối tác uy tín trong việc bảo hộ độc quyền cho rất nhiều nhãn hiệu khác nhau, trong đó có nhãn hiệu “Siryu” của Công Ty TNHH VIỆT NAM OIL

 

3. Thông tin chủ đơn và thông tin nhãn hiệu

Công ty Luật LVN Group là đối tác tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và các dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực khác nói chung với tiêu chí trung thực, uy tín và chất lượng. Vì vậy Công ty TNHH VIỆT NAM OIL đã lựa chọn công ty Luật LVN Group làm đại diện pháp luật đăng ký nhãn hiệu  này:

Chủ đơn : Công ty TNHH VIỆT NAM OIL

Địa chỉ chủ đơn: Số 31, đường Kim Đồng, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Tên nhãn hiệu: Siryu

Số đơn: 4-2022-14151

                                                                               Quy trình đăng ký nhãn hiệu Siryu nhóm 04

Ngày nộp đơn: 21/04/2022

Nhãn hiệu bảo hộ bao gồm phần chữ Siryu được trình bày chữ in đậm viết thường. Riêng chữ cái S đầu được viết in hoa.

Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tổng thể ở nhóm 04: Dầu bôi trơn; Dầu động cơ; dầu công nghiệp; dầu nhiên liệu; dầu nhờn; dầu gia công kim loại..Nhãn hiệu đã được nộp đơn đăng ký bảo hộ vào ngày 21/04/2022 và được công bố trên trang iplib của Cục Sở hữu trí tuệ vào ngày 27/06/2022 ở Công báo sở hữu công nghiệp số 411 tập A- Quyển 3 (6.2022).

Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý liêm quan đến lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.

 

4. Quy trình đăng ký nhãn hiệu 

4.1 Trình tự đăng ký bảo hộ nhãn tại cục sở hữu trí tuệ

Bao gồm 5 bước:

Bước 1: Tiếp nhận đơn tại Cục sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn. Cục sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đơn, từ đó đưa ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. Đối với trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối và ấn định 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không có ý hoặc sửa chưa thiếu sót không đạt yêu cầu thì Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợ lệ, đơn ẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn, Cục sẽ đánh giá khả năng bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đí xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Cuối cùng thì Cục sẽ ra quyết định cấp hoặc từ chối văn bằng bảo hộ. Nếu đủ các điều kiện nêu trên và nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

 

4.2 Quá trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu

Tại Luật LVN Group, Chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau đây:

– Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Đầu tiên cần phải tra cứu nhãn hiệu, kiê,r tra về nhóm hàng hóa dịch vụ theo Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni-xơ và phân loại hình của nhãn hiệu theo Bảng phân loại quốc tế về các yếu tố hình của nhãn hiệu thep Thỏa ước Viên.

Sau khi kiểm tra xong, cần thực hiện tra cứu nhãn hiệu trên các trang thông tin của Cục sở hữu trí tuệ và của WIPO. Sau khi tra cứu xong nếu như nhãn hiệu không bị đối chứng thì khả năng cao sẽ được bảo hộ.

– Làm Tờ khai đăng ký, ký đơn và nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ. Nộp kèm tờ khai là 08 mẫu nhãn hiệu giống nhau và bản gốc giấy ủy quyền cho công ty Luật trách nhiệm hữu hạn LVN Group làm đại diện.

-Thông báo về việc nộp đơn, sau khi nộp đơn và các thông báo khác. Có hai hình thức nộp đơn là nộp giấy trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu điện đến một trong các địa điểm tiếp nhận đơn của Cục sở hữu trí tuệ và nộp đơn trực tuyến. Để nộp đơn trực tuyến, người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản. 

Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn thực hiện khai báo và gủi đơn đăng ký nhãn hiệu trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong cấc điểm tiếp nhận đơn của Cục sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có ) và nộp lệ phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ  theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai Hệ thông tiếp nhận đơn trực tuyền, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận, Trong trường hợp Người nộp đơn không hoanf tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thông tiếp nhận đơn trực tuyến.

-Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến đơn. Thời gian thẩm định là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn. Cục sở hữu trí tuệ sẽ trả lời kết quả xem xét hình thức đơn đăng ký để đưa ra quyết định cháp nhận đơn.

– Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục sở hữu trí tuệ.

-Theo dõi tiến trình của đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu.

-Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp văn bằng: Cso quyết định cấp văn bằng, thông báo khách để nộp lệ phó cấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Thời gian cấp văn bằng 2-3 tháng kêt từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng. Thời gian bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn, văn bằng được gia hạn và không bị hạn chế số lần gia hạn.

 

4.3 Hồ sơ cần chuẩn bị

Khi khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại công ty Luật LVN Group, có thể chuẩn bị:

– Mẫu nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền, danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký.

-Thông tin cá nhân như chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại, email, mã doanh nghiệp.. để chúng tôi hoàn thiện tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu. 

Sau khi tiếp nhận đầy đủ thông tin từ phía khách hàng, hai bên ký kết hợp đồng, thanh tóa chi phí, đội ngũ Luật sư của LVN Group, chuyên viên sẽ tiến hành tư vấn và tiến hành thủ tục đăng ký, cập nhật thông tin cho khách hàng. 

Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: 1900.0191 (gặp Luật sư: Hotline, để được tư vấn tận tình chi tiết nhất) hoặc Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected].

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng trên phạm vi toàn quốc.  Trân trọng cảm ơn!