Vi phạm pháp luật đất đai là gì? 2023

Trong quan hệ pháp luật đất đai, những hành vi như giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, lấn chiếm đất đai, chuyển QSDĐ trái phép… là những hành vi vi phạm pháp luật. 

Khái niệm vi phạm pháp luật đất đai

Muốn vậy, Nhà nước phải đề ra những quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi xử sự của con người, hướng những hành vi đó theo hướng tích cực nhưng trong quá trình thực hiện không phải lúc nào các chủ thể cũng làm đúng những quy định đó, thậm chí còn làm trái, làm ngược lại các khuôn mẫu có sẵn, vì thế mà có hiện tượng vi phạm pháp luật. 

Trước hết, vi phạm pháp luật là những hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội, đến các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Tuy khác nhau ở mức độ, bản chất và cách thức thể hiện song tất cả các vị phạm đều có điểm chung đó là hành vi gây nguy hại cho xã hội.

Trong quan hệ pháp luật đất đai, những hành vi như giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, lấn chiếm đất đai, chuyển QSDĐ trái phép… là những hành vi vi phạm pháp luật. 

Như vậy, vi phạm pháp luật đất đai là hành vi trái pháp luật, được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tới quyền lợi của Nhà nước, với vai trò là đại diện cho chủ sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đai, cũng như các quy định về chế độ sử dụng các loại đất.

Dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật đất đai

 – Có hành vi trái pháp luật: 

Hành vi trái pháp luật đất đai là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai, xâm phạm tới những khách thể được pháp luật bảo vệ.

Để nhận biết một hành vi là trái pháp luật cần phải căn cứ vào quy định của pháp luật và đôi khi căn cứ vào cả phong tục tập quán của từng địa phương để xem xét hành vi nhất định.

Hành vi không thực hiện quy định của pháp luật đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích được giao, không áp dụng các biện pháp cải tạo, bồi bổ đất đai… hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai: giao đất vượt quá hạn mức, chuyển nhượng đất trái phép, vi phạm quy hoạch sử dụng đất đã được công bố, huỷ hoại đất…

Có thể khái quát rằng hành vi trái pháp luật đất đai được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, đi ngược lại những yêu cầu trong các quy định của pháp luật, có tác hại cho các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. 

Cần phải lưu ý, việc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai không được coi là hành vi trái pháp luật khi có liên quan đến việc thực hiện mệnh lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do những sự kiện xảy ra ngoài ý chí và khả năng của người sử dụng đất. 

– Yếu tố lỗi: 

Nếu hành vi trái pháp luật đất đai chỉ là dấu hiệu bên ngoài để xem xét hành vi đó có vi phạm pháp luật đất đai hay không thì lỗi chính là trạng thái tâm lí, là ý chí chủ quan của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm. 

Lỗi có thể là cố ý hoặc vô ý, thể hiện nhận thức của bản thân người vi phạm đối với hành vi và hậu quả của hành vi do họ gây ra. Vì thế sẽ không bị coi là có lỗi nếu người đó không nhận thức được hành vi của mình.

Xét yếu tố lỗi một cách chính xác sẽ xác định được hình thức xử lí phù hợp nhất đối với một hành vi vi phạm. Hành vi trái pháp luật là sự thực hiện trên thực tế còn lỗi thể hiện mục đích cần đạt được của hành vi đó. 

Khác với căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với hành vi vi phạm trong các loại quan hệ xã hội khác, đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai, đa số các trường hợp chỉ cần hai dấu hiệu như trên là đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lí mà không cần phải có những yếu tố như có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Bởi vì, Luật đất đai điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong quá trình sở hữu, quản lí và sử dụng đất đai, trong đó Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền đại diện cho chủ sở hữu thực hiện quyền quản lí thống nhất đối với toàn bộ đất đai.

Vì thế, mọi hành vi làm xâm hại đến quyền và lợi ích của Nhà nước đều là hành vi vi phạm pháp luật. Hơn nữa, đất đai là tài sản đặc biệt mang tính tự nhiên.

Thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra nhiều khi không biểu hiện rõ ràng nhưng có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng và việc khắc phục hậu quả không chỉ thực hiện trong những khoảng thời gian cụ thể. 

Ví dụ: Quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang mục đích nuôi trồng thuỷ sản mà không căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Có thể trên thực tế chưa có thiệt hại thực tế xảy ra song hành vi đó đã xâm phạm đến quan hệ được pháp luật bảo vệ – biện pháp để thực hiện quyền đại diện cho chủ sở hữu khi điều tiết các quan hệ đất đai. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com