Theo quan điểm kinh tế học, đất đai là tài sản quốc gia, là tư liệu sản suất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân.
Đất là một tài sản của tự nhiên, là món quà quý giá và có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Dưới đây chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc các thông tin liên quan đến vì sao phải sử dụng đất hợp lý? Kính mời Quý độc giả theo dõi.
Đất là gì?
Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.
Theo quan điểm luật học, đất đai là một khoảng không gian trải dài vô tận từ trung tâm trái đất tới vô cực trên trời và liên quan đến nó là một loạt các quyền lợi khác nhau quyết định những gì có thể thực hiện được với đất
Theo quan điểm kinh tế học, đất đai là tài sản quốc gia, là tư liệu sản suất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân.
Luật Đất đai 2013 quy định căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
“ 1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;
3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.”
Vì sao phải sử dụng đất hợp lý?
Vì sao phải sử dụng đất hợp lý là thắc mắc của khá nhiều người, dưới đây chúng tôi đưa ra một số các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu cao về nhà ở và các công trình công cộng kéo theo đó là quỹ đất cũng ngày càng thu hẹp lại. Vì vậy cần phải sử dụng đất hợp lý để có đất phục vụ đủ cho nhu cầu hiện tại của con người cũng như hướng đến cho thế hệ tương lai.
Thứ hai: Dân số đông thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng tăng theo trong khí đó diện tích đất có hạn vì vậy việc sử dụng đất hợp lý sẽ giúp khai thác tốt nhất vai trò, cũng như lợi ích của đất đem lại cho con người. Đảm bảo được nguồn lương thực, thực phẩm đầy đủ cho con người như các loại cây ăn quả, lúa gạo, rau củ,…
Thứ ba: Đất ngày càng bị suy thoái, bạc màu, môi trường đất cũng trở nên ô nhiễm chính vì vậy cần sử dụng đất hợp lý để bảo vệ và tiết kiệm nguồn tài nguyên quý báu này và hướng đến việc phát triển bền vững môi trường đất, thảm thực vật xanh, lành mạnh.
Như vậy, có thể thấy đất đai có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội con người. Đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt mà còn là đối tượng lao động của loài người. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động sản xuất của con người, là nền tảng xây dựng nền văn hoá xã hội, là thành phần quan trọng của một nền kinh tế.
Việc sử dụng hợp lý đất ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa bảo vệ, cải tạo môi trường. Với vai trò đặc biệt của mình cùng với các đặc điểm đặc trưng của đất đai,càng đòi hỏi việc sử dụng đất đai một cách tiết kiệm và hợp lý.
Quy định của pháp luật về việc sử dụng đất
Luật Đất đai 2013 ban hành các quy định nhằm hướng đến việc bảo vệ và sử dụng đất hợp lý như:
“ Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
” Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”
Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan tới Vì sao phải sử dụng đất hợp lý? Để biết thêm thông tin chi tiết Quý vị đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.