Chứng chỉ tiền gửi là gì? Chứng chỉ tiền gửi khác gì sổ tiết kiệm? 2023

Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá, là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành dối với người mua nó có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

Khi tham gia giao dịch tại ngân hàng, Quý vị bắt gặp khái niệm chứng chỉ tiền gửi. Chứng chỉ tiền gửi là gì? Chứng chỉ tiền gửi khác gì sổ tiết kiệm? Vậy Chứng chỉ tiền gửi là gì? Khi có thắc mắc trên, Quý độc giả có thể tham khảo những nội dung chúng tôi chia sẻ trong bài viết này.

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Khoản 1 Điều  2 và Điều 5 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Ngân hàng nhà nước Quy định về phát hành ký phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy định:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu (sau đây gọi là giấy tờ có giá) theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

Điều 5. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

Như vậy, có thể hiểu rằng chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá, là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành dối với người mua nó có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

Ngoài việc chia sẻ chứng chỉ tiền gửi là gì? chúng tôi chia sẻ một số nội dung khác có liên quan đến loại giấy tờ có giá này, mời Quý vị tiếp tục theo dõi.

Các loại chứng chỉ tiền gửi

Hiện nay, có 3 loại chứng chỉ tiền gửi chính, bao gồm:

– Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có mang tên người sở hữu.

– Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ không mang tên người sở hữu. Khi đó, quyền sở hữu chứng chỉ sẽ thuộc về người nắm giữ.

– Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Là loại chứng chỉ không được quyền chuyển nhượng, thường sẽ bán theo mệnh giá và lĩnh lãi vào ngày đáo hạn.

Chứng chỉ tiền gửi gồm những nội dung gì?

Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN thì chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung sau đây:

– Tên tổ chức phát hành;

– Tên gọi kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi;

– Ký hiệu, số sê-ri phát hành;

– Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;

– Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;

– Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;

– Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);

– Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;

– Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.

Ai được mua chứng chỉ tiền gửi?

Điều 4 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN quy định những đối tượng mua chứng chỉ tiền gửi như sau:

“ 1. Đối tượng mua giấy tờ có giá là các tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.

2. Đối tượng mua giấy tờ có giá do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành là tổ chức Việt Nam và tổ chức nước ngoài.

3. Đối tượng mua trái phiếu phải phù hợp với Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.

4. Đối với giấy tờ có giá là kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng.

Chứng chỉ tiền gửi khác gì sổ tiết kiệm

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một loại giấy tờ có giá, được các ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức hoặc cá nhân. Trên thực tế, loại giấy tờ này có giá trị như một quyển sổ tiết kiệm để thể hiện bạn đang có một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng đó. Tuy nhiên, chứng chỉ tiền gửi khác với sổ tiết kiệm ở nhiều khía cạnh. Dưới đây là bảng phân biệt Quý vị có thể tham khảo:

Chứng chỉ tiền gửi Sổ tiết kiệm
Lãi suất So với gửi tiết kiệm thì chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn và ổn định hơn, cũng tùy vào kỳ hạn dài hay trung hạn. Tùy từng kỳ hạn và từng ngân hàng.
Kỳ hạn Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn dài hơn, tùy từng ngân hàng và đợt phát hành. Thông thường gửi tiết kiệm có các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng…
Tính thanh khoản Khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi không được rút trước hạn, nếu có cũng phải chờ sau 1 nửa kỳ hạn (tùy ngân hàng), vậy nên tính thanh khoản sẽ kém hơn so với hình thức gửi tiết kiệm.  Gửi tiết kiệm là kênh có tính thanh khoản cao, khách hàng có thể rút tiền khi đến hạn và cũng có thể rút trước hạn nhưng phải chịu lãi suất không kỳ hạn rất thấp.

Mong rằng qua những chia sẻ trên đây của chúng tôi, Quý vị đã có cho mình câu trả lời chứng chỉ tiền gửi là gì? đồng thời có thêm những thông tin hữu ích về loại giấy tờ có giá này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com