Số hạng là số được cộng thêm vào trong phép cộng, kết quả của phép cộng được gọi là tổng, phép toán cộng có ba giá trị: Số hạng thứ nhất, số hạng thứ hai và tổng.
Phép cộng là một trong bốn phép toán cơ bản của số học cùng với phép trừ, nhân và chia. Kết quả của phép cộng hai số tự nhiên là giá trị tổng của hai số đó. Vậy Số hạng là gì? để hiểu rõ hơn nội dung này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Phép cộng là gì?
Phép cộng là tính tổng, là kết quả của việc cộng các số hoặc đại lượng một cách số học, một tổng luôn chứa một số nguyên.
Trong toán học, tính tổng là phép cộng của một dãy bất kỳ số nào, được gọi là số cộng (số hạng) kết quả là tổng. Bên cạnh số, các loại giá trị khác cũng có thể được tính tổng như hàm, vectơ, ma trận, đa thức và nói chung, các phần tử của bất kỳ loại đối tượng toán học nào mà phép toán ký hiệu “+” được xác định.
Số hạng là gì?
Số hạng là số được cộng thêm vào trong phép cộng, kết quả của phép cộng được gọi là tổng.
Ví dụ: 30+25=55
Trong đó:
30: Gọi là số hạng
25: Gọi là số hạng
55: Gọi là tổng
Tính chất của phép cộng
Phép cộng có một số tính chất quan trọng. Nó có tính giao hoán, nghĩa là không phụ thuộc vào vị trí của các số được cộng, và có tính kết hợp, nghĩa là khi cộng nhiều hơn hai số thì thứ tự thực hiện phép cộng không làm thay đổi kết quả.
Phép cộng lặp lại số 1 giống với phép đếm; phép cộng một số với số 0 cho kết quả là chính số đó. Phép cộng cũng tuân theo một số nguyên tắc liên quan đến các phép toán khác như phép trừ và phép nhân.
Các dạng toán liên quan đến phép cộng
Dạng 1: Thực hiện phép tính
– Đặt tính theo cột dọc, các số cùng một hàng được đặt thẳng với nhau.
– Cộng các số từ hàng đơn vị đến hàng chục.
Ví dụ: 13+5=18
Dạng 2: Toán đố
– Đọc và phân tích đề: Xác định các số liệu đã cho, số lượng tăng thêm hay giảm bớt và yêu cầu của bài toán.
– Tìm cách giải: Dựa vào các từ khóa của bài toán như tìm “tất cả”, “còn lại”,..và yêu cầu của bài toán để xác định phép tính phù hợp.
– Trình bày lời giải: Viết lời giải, phép tính và đáp số cho bài toán.
– Kiểm tra lời giải của bài toán và kết quả vừa tìm được.
Ví dụ: Một người nông dân nuôi 13 con gà và 2 con chó. HỎi người nông dân đó có tất cả bao nhiêu gà và chó?
Lời giải:
Người nông dân đó có tất cả số gà và chó là:
13+2=15 (con)
Đáp số: 15 con.
Dạng 3: Tìm chữ số còn thiếu trong phép tính cộng
– Thực hiện phép cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục.
– Phép toán cộng có ba giá trị: Số hạng thứ nhất, số hạng thứ hai và tổng. Nếu cho biết hai giá trị của hai trong ba giá trị đó thì tính nhẩm tìm giá trị số còn thiếu.
Ví dụ: Điều chữ số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành phép tính:
5….+20=….6
Giải:
Nhẩm từ hàng đơn vị đến hàng chục
– Hàng đơn vị: Số nào cộng với 0 bằng 6. Ta có:6+0=6 nên số tìm được là số 6.
– Hàng chục: Nhẩm 5+2=7 nên số cần điền vào chỗ trống còn lại là 7
Vậy điền các số vào chỗ trống để được phép tính như sau:
56+20=76
Tổng và tích hai số tự nhiên
Phép cộng
a+b=ca+b=c
(số hạng) + (số hạng) = (tổng)
Khi đó, a và b được gọi là những số hạng; c là tổng của hai số a và b.
Phép nhân
a.b=da.b=d
(thừa số) . (thừa số) = (tích)
Khi đó a và b được gọi là những thừa số; d là tích của hai số a và b.
Một số dạng toán cơ bản
Dạng 1: Thực hiện phép cộng, phép nhân
Phương pháp:
– Cộng hoặc nhân các số theo “hàng ngang” hoặc theo “hàng dọc”
Ví dụ: 23.3+2.4=69+8=7723.3+2.4=69+8=77
Dạng 2 : Áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh
Phương pháp:
Sử dụng các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối…để tính một cách nhanh chóng.
Ví dụ: Tính hợp lý 879.2+879.996+3.879879.2+879.996+3.879
Ta có:
879.2+879.996+3.879=879.(2+996+3)=879.1001=879879879.2+879.996+3.879=879.(2+996+3)=879.1001=879879
Dạng 3: Tìm số chưa biết trong một đẳng thức
Phương pháp:
Để tìm số chưa biết trong một phép tính, ta cần nắm vững quan hệ giữa các số trong phép tính. Chẳng hạn: thừa số bằng tích chia cho thừa số đã biết, một số hạng bằng tổng trừ số hạng đã biết…
Ví dụ: Tìm x biết: 4.(x+11)=604.(x+11)=60
Ta có:
4.(x+11)=60x+11=60:4x+11=15x=15−11x=44.(x+11)=60x+11=60:4x+11=15x=15−11x=4
Vậy x=4x=4.