Bài văn hoa học trò thể hiện tình cảm gì? 2023

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn trả lời câu hỏi: Bài văn hoa học trò thể hiện tình cảm gì?

Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì nó nở rộ vào dịp kết thúc năm học – lúc học trò chia ly và luôn kề vai sát cánh bên học trò. Vậy Bài văn hoa học trò thể hiện tình cảm gì?

Nội dung tác phẩm Hoa học trò

HOA HỌC TRÒ 

Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi.Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cũng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chửa thấy, chỉ thấy xa trường, rời bạn, buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn bè, đến lúc rẽ chia, cũng rẽ chia dưới màu hoa phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt..Nhớ một trưa hè gà gáy khan… Nhớ một thành xưa son uể oải…

…Thôi học trò đã về hết, hoặc hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối cũng ngủ. Chỉ có hoa phượng thức để làm vui cho cảnh trường. Hoa phượng thức, nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng.

Cứ như thế, hoa – học – trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút và xa bạn học sinh ! Hoa phượng rơi, rơi… Hoa phượng mưa.Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ. Ba tháng trời đằng đẵng.Hoa phượng đẹp với ai, khi học sinh đã đi cả rồi!

(Theo Xuân Diệu) 

Bài văn hoa học trò thể hiện tình cảm gì?

Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 có câu hỏi luyện tập như sau:

a) Bài văn Hoa học trò thể hiện tình cảm gì? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa – học – trò?

b) Hãy tìm mạch ý của bài văn.

c) Bài văn này biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?

Trả lời:

a. Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nỗi nhớ trường da diết khi phải tạm xa mái trường trong những ngày nghỉ hè của tác giả.

– Lí do hoa phượng là hoa – học – trò vì:

+ Tuổi học trò ai cũng thích hoa phượng, nhặt những cánh phượng rơi ép vào trang sách làm kỉ niệm.

+ Hoa phượng nở báo hiệu hè đến, kết thúc một năm học, dấu hiệu của sự chia tay.

+ Cây phượng gắn bó với mái trường, học trò. Là người bạn thân thiết với mỗi người học sinh.

== > Hoa phượng gắn liền với nỗi niềm tuổi học trò nên gọi là hoa – học  – trò, một cái tên rất đáng yêu. Qua đó, thể hiện tình cảm xao xuyến, những kỉ niệm với mái trường của tuổi học trò gắn bó.

b. Mạch ý của bài văn gồm 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Phượng khơi dậy bao nỗi niềm chia xa trong lòng người.

+ Đoạn 2: Phượng thức đợi một mình khi học trò đã về xa.

+ Đoạn 3: Phượng khóc vì thời gian đợi chờ dài đằng đẵng.

== > Xuyên suốt cả bài văn đó là nỗi niềm hoa phượng.

c. Bài văn này vừa dùng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa dùng hình thức biểu cảm gián tiếp.

+ Cách biểu cảm gián tiếp đó là tác giả dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm, cảm xúc của con người.

+ Cách biểu đạt trực tiếp: Có những câu trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả: “Nhớ người sắp xa còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan…” “Thấy xa trường rồi bạn buồn xiết bao”.

Với sự kết hợp khéo léo của hai phương thức biểu đạt trực tiếp và gián tiếp, tác giả đã mang lại cho bài văn biểu cảm tinh tế và vô cùng sâu sắc.

Ghi nhớ

– Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.

– Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng là một đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.

– Bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần như mọi bài văn khác.

– Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.

Tìm hiểu đặc điểm của bài văn biểu cảm

Ví dụ 1: 

– Bài văn biểu đạt tình cảm ca ngợi đức tính trung thực, ghét thói xu nịnh dối trá.

– Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương .

– Bố cục: 3 phần

+ Mở bài: giới thiệu phẩm chất cao đẹp của tấm gương

+ Thân bài: Những phẩm chất cao đẹp của ấm gương

+ Kết bài: Khẳng định lại phẩm chất đó.

Ví dụ 2: 

+ Đoạn trích biểu đạt tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ cảm thông.

+ Cách biểu đạt tình cảm được thể hiện trực tiếp bằng lời than, tiếng kêu, câu hỏi biểu cảm…

Trên đây là nội dung bài viết Bài văn Hoa học trò thể hiện tình cảm gì, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com