Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội, pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của Nhà nước.
Câu hỏi:
Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở?
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
D. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
Đáp án đúng C
Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội, pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của Nhà nước.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của Nhà nước.
Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội:
– Pháp luật là hệ thống quy tắc ứng xử của con người, là phép đối nhân xử thế trong quan hệ giữa người với người trong đời sống hàng ngày. Pháp luật xuất hiện từ yêu cầu, đòi hỏi của đời sống cộng đồng, để điều chỉnh hành vi con người, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
– Pháp luật được xem là những chuẩn mực chung của xã hội, thể hiện ý chí và phản ánh lợi ích chung của toàn xã hội. Pháp luật là một trong những phương tiện quan trọng để giải quyết khía cạnh “xã hội” của đời sống xã hội như phòng chống và khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ người lang thang, cơ nhỡ, …
– Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.
– Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.
– Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.
– Thực tế cho thấy, tính xã hội của các kiểu pháp luật được thể hiện không giống nhau. Cùng với sự phát triển của xã hội, tính xã hội của pháp luật ngày càng trở nên rộng rãi và sâu sắc hơn.
– Có thể thấy bản chất xã hội của pháp luật phụ thuộc hoàn toàn vào mối quan hệ xã hội của Nhà nước trong thời kỳ đó. Nói cách khác, Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.