Ở nước ta. xét về mặt lịch sử bảo hiểm xã hội xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, một số chế độ được áp dụng khi đó là chế độ ốm đau, chế độ tai nạn, chế độ hưu trí và cũng chỉ áp dụng cho một số đối tượng làm việc, phục vụ trong bộ máy hành chính, quân đội của Pháp.
Bảo hiểm xã hội là gì? Pháp luật quy định như thế nào về chế độ bảo hiểm xã hội, hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Sự ra đời của bảo hiểm xã hội
Con người muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải lao động. Trong quá trình lao động con người luôn luôn tác động vào tự nhiên và tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra những sản phẩm, những giá trị cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình.
Sản phẩm tạo ra càng nhiều thì đời sống con người càng đầy đủ, văn minh – nghĩa là việc thỏa mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào khả năng lao động của chính họ. Nhưng một mặt, trong quá trình tác động. khai thác tự nhiên. Con người cũng luôn chịu sự tác động của các quy luật khách quan, các điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, những tác động này nhiều khi con người không kiểm soát nỗi làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh sống, làm việc của người lao động.
Mặt khác, cuộc sống con người tuân theo quy luật: sinh ra, trường thành, tuổi già và chết. Khi sinh ra phải dựa vào sự nuôi dưỡng, chăm sóc của cha mẹ (người trưởng thành), khi lớn lên (trưởng thành) thì phải lao động để tự nuôi sống mình và những người phụ thuộc. Trong quá trình đó, con người không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi mà nhiều khi gặp khó khăn, bất lợi làm cho bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác như bị ốm đau, tai nạn, mất việc làm. tuổi già… Khi rơi vào các trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng nói trên các nhu cầu cần thiết của cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có nhu cầu còn tăng lên, thậm chí có thể xuất hiện thêm các nhu cầu mới như khi ốm đau cần được chữa bệnh, khi chết người phụ thuộc cần được nuôi dưỡng… Để vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh, từ lâu người ta thường áp dụng các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp khắc phục hậu quả khác nhau.
Một trong các biện pháp hữu hiệu nhất là lập các quỹ dự trữ và tiến hành bảo hiểm tập trung trên phạm vi toàn xã hội. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do chưa có tư hữu về tư liệu sản xuất, mọi người cùng nhau lao động trong sự phối hợp giản đơn, sản phẩm thu được phân phối bình quân nên khó khăn, bất lợi của mỗi người được cả cộng đồng san sẻ, gánh chịu.
Trong xã hội phong kiến, quan lại thì dựa vào chế độ bồng lộc của nhà vua, dân cư thì dựa vào sự đùm bọc lẫn nhau trong họ hàng, cộng đồng làng, xã hoặc trong chừng mực nhất định là sự cứu giúp của những người hảo tâm, của Nhà nước hoặc họ có thể đi vay hoặc đi xin. Với những cách này, người gặp khó khăn hoàn toàn thụ động trông chờ vào sự hảo tâm của phía giúp đỡ. Do vậy, sự giúp đỡ mới chỉ là khả năng, có thể có hoặc không, có thể nhiều hoặc ít.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa đã làm xuất hiện việc thuê mướn nhân công. Ban đầu, người chủ chỉ cam kết việc trả công lao động nhưng về sau đã phải cam kết cả việc đảm bảo cho người làm thuê một khoản chi phí nhất định để họ trang trải những nhu cầu tối thiểu khi gặp một số rủi ro như: tai nạn lao động, ốm đau, tuổi già…
Tuy nhiên, khi các sự kiện nói trên không xảy ra thì người chu không phải bỏ ra một chi phí nào nhưng có khi lại xuất hiện dồn dập thì người chủ sẽ mất khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì thế, giới thợ phải liên kết với nhau để đấu tranh buộc giới chỉ phải thực hiện những điều cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và đã tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
Dần dần, trong xã hội đã xuất hiện một bên thứ ba đóng vai trò trung gian giúp thực hiện những cam kết giới chủ và giới thợ bằng hoạt động thích hợp của nó. Nhờ vậy, thay vì việc phải chi trực tiếp những khoản tiền lớn khi người lao động làm thuê bị ốm đau, tai nạn, thai sản… giới chỉ có thể tích ra hàng tháng một khoản tiền nhất định được tính toán chặt chẽ trên cơ sở xác suất những biến cố của tập hợp những người lao động làm thuê. Số tiền này được giao cho một bên thứ ba tồn tích dần thành một quỹ tiền tệ. Khi người lao động gặp các sự kiện rủi ro thì cứ theo cam kết chi trả, không phụ thuộc vào giới chỉ có muốn hay không.
Như vậy, một mặt, giới chủ đỡ bị thiệt hại về kinh tế do không phải chi trả một lúc những khoản tiền lớn, mặt khác, người lao động làm thuê được bảo đảm chắc chắn một phần thu nhập khi bị ốm đau, tai nạn… Tuy nhiên, trong thực tế không ai có thể dự tính hết được mọi vấn đề, nhiều trường hợp rủi ro nảy sinh vượt quá khả năng khắc phục của một ông chủ. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế-xã hội, sự nhận thức của giới thợ đã được nâng lên làm cho họ luôn muốn được đảm bảo nhiều hơn. Mặt khác, dần dần người ta cũng nhận thấy rằng việc phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho người lao động trong quan hệ lao động cũng có nhiều điểm khác biệt so với các loại hình phòng ngừa khác đồng thời cùng với sự khẳng định vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã tham gia can thiệp và điều chỉnh vào quá trình này.
Sự can thiệp này nhằm: Thứ nhất, xác định mối quan hệ giữa các chủ thể: giới chủ, giới thợ và Nhà nước trong việc đảm bảo cho người lao động khi họ gặp rủi ro. Thứ hai, xác định trách nhiệm pháp lý của cả giới chủ và giới thợ khi có rủi 10 nảy sinh với người lao động thông qua nghĩa vụ đóng góp tài chính bắt buộc. Thứ ba, làm tăng vai trò của Nhà nước đồng thời xác định trách nhiệm đóng góp của nhà nước đối với hoạt động này. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải theo nhiều chiều, một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia được thành lập nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi bị ốm đau, tại nạn, tuổi già… được thiết lập. Nhờ vậy, đã tạo ra khả năng giải quyết các phát sinh rủi ro, bất lợi lớn nhất với tổng dự trữ nhỏ nhất, trên cơ sở xác xuất phát sinh rủi ro của cả tập hợp người lao động trong phạm vi bao quát của quỹ. Về vấn đề này, Các Mác đã khẳng định: “Vì nhiều rủi ro khác nhau nên đành phải dành một số thặng dư nhất định cho quỹ bảo hiểm xã hội để bảo đảm cho sự mở rộng theo kiểu lũy tiến quá trình tái sản xuất ở mức độ cần thiết, phù hợp với sự phát triển của nhu cầu và tình hình tăng dân số”.Toàn bộ những hoạt động và những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên được quan niệm là hoạt động bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
Định nghĩa bảo hiểm xã hội
Hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên ra đời trên thế giới vào giữa thế kỷ XIX là công trình của Chính phủ Đức dưới thời Thủ tướng Jisnmark (1883 – 1889) với cơ chế ba bên (Nhà nước – giới chủ – giới thợ) cùng đóng góp nhằm bảo hiểm cho người lao động trong một số trường hợp họ gặp rủi ro. Chế độ bảo hiểm xã hội này bao gồm: Chế độ bảo hiểm ốm đau (1883): bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp (1884) và bảo hiểm tuổi già, tàn tật (1889).
Sau đó, trước tác dụng tích cực của bảo hiểm xã hội trong quan hệ lao động nhiều nước bắt đầu áp dụng hệ thống bảo hiểm xã hội. Trong những năm 30 của thế kỷ XX, một số nước còn mở rộng thêm những chế độ khác ngoài bảo hiểm xã hội và xuất hiện khái niệm mới: Social Security (an sinh, an toàn xã hội). Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã có Công ước số 102 năm 1952 về an sinh xã hội. Hiện nay, trên thế giới nói chung người ta cói bảo hiểm xã hội là một bộ phận cấu thành của an sinh xã hội.
Ở nước ta. xét về mặt lịch sử bảo hiểm xã hội xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, một số chế độ được áp dụng khi đó là chế độ ốm đau, chế độ tai nạn, chế độ hưu trí và cũng chỉ áp dụng cho một số đối tượng làm việc, phục vụ trong bộ máy hành chính, quân đội của Pháp. Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, tại văn bản pháp luật cao nhất đã có những quy định về bảo hiểm xã hội, thể hiện sự quan tâm và nhận thức của Nhà nước về vấn đề này.
Điều 14 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Những người công dân già cả hoặc tàn tật, không làm được việc thì được giúp đỡ...”. Sau đó, các Sắc lệnh số 29-SL ngày 12/3/1947, Sắc lệnh số 76-SL ngày 20/5/1950, Sắc lệnh số 77-SL ngày 22/5/1950 ở các mức độ khác nhau quy định về quyền hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động thông qua các chế độ cụ thể. Song vì tình hình chính trị-xã hội phức tạp khi đó cũng như những khó khăn về quỹ, về đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội… mà thực tế pháp luật bảo hiểm xã hội chưa được áp dụng theo nghĩa đầy đủ về mặt nội dung pháp lý cũng như xã hội của nó.
Pháp luật bảo hiểm xã hội được chính thức áp dụng rộng rãi kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 kèm theo Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức nhà nước. Văn bản pháp luật này điều chỉnh tất cả các vấn đề về bảo hiểm xã hội ở nước ta trong suốt thời gian dài, từ khi được ban hành cho đến những năm 80 của thế kỷ XX. Sau đó, với sự thừa nhận và phát triển nền kinh tế thị trường, pháp luật nói chung và pháp luật bảo hiểm xã hội nói riêng đã có sự đổi mới về chất.
Điều 56 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) ghi nhận: “Nhà trước quy định… chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động”. Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội. Sau một thời gian thực hiện, trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm và từ yêu cầu của thực tế đời sống, pháp luật bảo hiểm xã hội được xây dựng thành một chương độc lập (XII) trong Bộ luật lao động ngày 23/6/1994 đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, cải cách chế độ bảo hiểm xã hội.
Để cụ thể hóa các quy định của Bộ luật lao động. Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 kèm theo Điều lệ bảo hiểm xã hội; Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 về việc ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan. binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân và Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Với sự sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động (4/2002) trong đó có các nội dung về bảo hiểm xã hội, Nghị định của Chính phủ số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/01/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 được ban hành.
Tiếp đó, trên cơ sở các cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc gia nhập WTO về chính sách an sinh xã hội cùng với sự chín nuôi về nhận thức, về điều kiện kinh tế-xã hội đất nước, nhu cầu của đời sống xã hội… ngày 29/6/2006 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI nước ta đã thông qua Luật bảo hiểm xã hội và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 (riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện có hiệu lực từ ngày 01/01/2008; bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2009). Như vậy, việc xây dựng và phát triển pháp luật bảo hiểm xã hội ở nước ta luôn phản ánh và song hành với các nhu cầu của đời sống trên cơ sở điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể.
Tuy nhiên, khi bàn đến khái niệm bảo hiểm xã hội thì tùy theo góc độ nhìn nhận mà khái niệm bảo hiểm xã hội được tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt, bảo hiểm xã hội là sự: “Bảo đảm những quyền lợi vật chất cho công nhân, viên chức khi không làm việc được vì ốm đau, sinh đẻ. già yếu, bị tai nạn lao động... Giáo trình luật lao động của Khoa luật Dại học quốc gia Hà Nội định nghĩa: “Dưới góc độ pháp lý, bảo hiểm xã hội là tổng hợp các quy định của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ kinh tế-xã hội hình thành trong lĩnh vực bảo đảm trợ cáp nhằm ổn định đời sống cho người lao động khi họ gặp những rủi ro, hiên nghèo trong quá trình lao động hoặc khi già yếu không còn khả năng lao động“.
Có tác gia lại cho rằng: “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bì đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội”.
Theo Giáo trình bảo hiểm -Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội thì bảo hiểm xã hội “là quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được tôn tích dần do sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động dưới sự điều tiết của Nhà nước nhằm đảm bảo phần thu nhập thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động và gia đình họ khi gặp những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập theo lao động”.
Bảo hiểm xã hội, kể từ khi xuất hiện đến nay luôn luôn phát huy tác dụng trong những lúc người lao động gặp khó khăn hiểm nghèo do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già… trên cơ sở những cam kết đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động cho một bên thứ ba (cơ quan bảo hiểm) trước khi xảy ra những biến cố đó. Tuy nhiên, bảo hiểm xã hội không trực tiếp chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm khi họ ốm đau, tai nạn, sắp xếp việc làm cho người mất việc làm… mà chỉ giúp họ giữ thăng bằng phần thu nhập bị giảm hay bị mất hoặc giúp họ trang trải phần chi tiêu bị tăng cao đột xuất do gặp các rủi ro nói trên.
Vì vậy, dưới góc độ kinh tế: Bảo hiểm xã hội là phạm trù kinh tế tổng hợp, là sự đảm bảo thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động.
Dưới góc độ pháp lý: Chế độ bảo hiểm xã hội là tổng hợp những quy định của Nhà nước, quy định các hình thức đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động và trong một số trường hợp là thành viên gia đình họ khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động.
Sở dĩ khái niệm bảo hiểm xã hội được tiếp cận với những nội dung đa dạng như trên bởi trước khi có Luật bảo hiểm xã hội thì không có văn bản pháp lý nào quy định một cách cụ thể và chính thức về vấn đề này, hơn nữa sự đa dạng đó còn được giải thích bởi góc độ tiếp cận và nhu cầu nghiên cứu khác nhau. Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phân thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất tha nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Một số khái niệm cấu thành bảo hiểm xã hội
Các bên (thành viên, chủ thể) tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội gồm có: Bên thực hiện bảo hiểm xã hội, bên tham gia bảo hiểm xã hội, bên được bảo hiểm xã hội.
– Ở một số nước, bên thực hiện bảo hiểm xã hội có thể là tổ chức bảo hiểm xã hội do Nhà nước thành lập hoặc có thể do các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và tư nhân lập ra theo quy định của pháp luật. Hoạt động của tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội được nhà nước kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Ở nước ta, hiện nay hoạt động bảo hiểm xã hội do Nhà nước thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện. Hệ thống cơ quan bảo hiểm xã hội được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Trong đó, hệ thống bảo hiểm xã hội ở địa phương. ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời các khoản trợ cấp cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Các nhiệm vụ khác dù rất cần thiết nhưng đều phụ thuộc hoặc bổ sung cho nhiệm vụ trên. Như vậy. bên thực hiện bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc thực hiện bảo hiểm xã hội đối với mọi người lao động theo quy định của pháp luật, đồng thời chịu trách nhiệm vật chất và tài chính đối với bên được bảo hiểm khi họ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Bên tham gia bảo hiểm xã hội là người đóng góp phí bảo hiểm xã hội để bảo hiểm cho mình hoặc cho người khác được hưởng bảo hiểm xã hội. Theo quy định của pháp luật, bên tham gia bảo hiểm xã hội là người sử dụng lao động, người lao động và trong chừng mực nào đó là Nhà nước (với một số đối tượng đặc biệt như: lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, chức vụ dân cử).
Bên được bảo hiểm xã hội là người lao động hoặc thành viên gia đình họ khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Các bên tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên được đặt trong mối liên hệ thống nhất. Song cũng như bất cứ một quan hệ pháp luật nào, trong quá trình phát sinh, tồn tại của quan hệ bảo hiểm xã hội giữa các chủ thể không tránh khỏi có sự bất đồng với nhau dẫn đến tranh chấp. Nếu tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội thì giải quyết theo quy định về giải quyết tranh chấp lao động. Nếu tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội do hai bên thỏa thuận: nếu không giải quyết được thì do tòa án nhân dân giải quyết (Điều 151 Bộ luật lao động).
Các chế độ bảo hiểm xã hội được tạo thành bởi các yếu tố:
– Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội;
– Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội;
– Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Về nguyên tắc, bảo hiểm xã hội phải đảm bảo an toàn kinh tế cho mọi người lao động trong mọi trường hợp giảm hoặc mất khả năng lao động. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia trong từng giai đoạn mà các chế độ bảo hiểm xã hội được quy định khác nhau.
Ở nước ta hiện nay, thực hiện một số chế độ bảo hiểm xã hội sau:
– Chế độ bảo hiểm ốm đau và nghỉ dưỡng sức:
– Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Chế độ bảo hiểm thai sản;
– Chế độ hưu trí:
– Chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
– Chế độ tử tuất:
Các chế độ bảo hiểm xã hội nêu trên đây phát huy tác dụng và khống chế rủi ro trong các phạm vi khác nhau nhưng chúng có một số điểm chung là đều được cấu thành bởi các yếu tố: Đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội, điều kiện hưởng bảo hiểm, mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp.
Ngoài các chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành, hiện nay còn có những đối tượng lao động hưởng chế độ mất sức lao động.
Chế độ mất sức lao động được quy định trong Nghị định của Hội đồng Chính phủ số 218 ngày 27/12/1961 ban hành kèm theo Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức nhà nước, hiện nay đã không còn hiệu lực. Tuy nhiên, những đối tượng đã được hưởng chế độ này, đang còn sống, nếu đủ điều kiện thì vẫn tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động với các mức theo quy định của pháp luật. Vì vậy, hiểu theo nghĩa rộng các chế độ bảo hiểm xã hội nước ta còn bao gồm cả chế độ mất sức lao động ngoài các chế độ theo quy định hiện hành.
Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội là cá nhân hoặc thân nhân của người lao động, khi có đủ các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội được quy định tuỳ thuộc vào chính sách kinh tế-xã hội nói chung và chính sách bảo hiểm xã hội nói riêng. Trước đây, ở nước ta, bảo hiểm xã hội mới chỉ thực hiện đối với công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang. Đến nay, do điều kiện kinh tế-xã hội thay đổi, pháp luật về bảo hiểm xã hội đã dần mở rộng đối với mọi người lao động, không phân biệt quy mô đơn vị sử dụng lao động và hình thức lao động của người lao động.
Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội là tập hợp các quy định của pháp luật làm cơ sở pháp lý để người lao động hoặc thành viên gia đình họ được hưởng bảo hiểm xã hội. Các điều kiện bảo hiểm xã hội khác nhau phụ thuộc vào từng chế độ bảo hiểm cụ thể. Các điều kiện bảo hiểm xã hội có vai trò quan trọng trong hệ thống bảo hiểm xã hội, không chỉ là cơ sở pháp lý để hưởng bảo hiểm xã hội mà còn là công cụ điều tiết của Nhà nước để đảm bảo phù hợp giữa các chế độ bảo hiểm xã hội, giữa trách nhiệm của người lao động và trách nhiệm của người không lao động hưởng bảo hiểm xã hội.
Các điều kiện bảo hiểm xã hội gồm:
+ Tuổi đời;
+ Mức độ suy giảm hoặc mất khả năng lao động;
+ Mức đóng và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội…
Trong hệ thống các điều kiện bảo hiểm xã hội, người ta chú trọng đến các điều kiện sinh học của người lao động, điều kiện lao động và môi trường sống, điều kiện kinh tế-xã hội, trong đó có quan hệ tài chính của bảo hiểm xã hội. Trong các điều kiện nêu trên, tuỳ từng chế độ bảo hiểm xã hội cụ thể mà được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Chẳng hạn, trong chế độ hưu trí, tuổi đời và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là hai điều kiện quan trọng nhất. Còn đối với chế độ tai nạn lao động, bảo hiểm y tế thì tình trạng sức khoẻ là quan trọng nhất…
Cơ sở kinh tế, xã hội là một trong các điều kiện để xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội (liên quan đến trợ cấp bảo hiểm xã hội). Các điều kiện kinh tế-xã hội đó là khả năng hoặc tiềm lực để phát triển kinh tế của đất nước, trình độ quản lý lao động, quản lý xã hội, các chính sách về dân số, lao động và việc làm của mỗi quốc gia, mức sống của dân cư… có thể căn cứ vào các điều kiện đó trong mỗi thời kỳ cụ thể để quy định việc tăng hoặc giảm tuổi, tăng hoặc giảm thời hạn đóng bảo hiểm xã hội, tăng hoặc giảm trợ cấp…
Mức hưởng (trợ cấp) bảo hiểm xã hội là số tiền mà người lao động (hoặc người tham gia bảo hiểm) nhận được từ cơ quan bảo hiểm xã hội thay hoặc thêm vào phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm do mất hoặc giảm khả năng lao động. Mức hưởng (trợ cấp) bảo hiểm xã hội có hai loại: Mức hưởng trợ cấp) thường xuyên và mức hưởng (trợ cấp) không thường xuyên. B Mức hưởng (trợ cấp) thường xuyên là mức hưởng trợ cấp) đòi hỏi phải trả thường kỳ hàng tháng, có tác dụng phát huy hiệu quả trong một thời gian dài (ví dụ: chế độ hưu trí).
Mức hương (trợ cấp) không thường xuyên là mức hưởng (trợ cấp) chi trả cho nhu cầu bảo hiểm mới phát sinh, có tác dụng trong thời gian ngắn (ví dụ: chế độ thai sản).
Cơ sở để xác định mức hưởng bảo hiểm xã hội và độ dài thời gian hưởng bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: mức độ đóng góp cho xã hội, mức độ giảm hoặc mất khả năng lao động…
Một vấn đề nữa là phải giữ được giá trị các khoản bảo hiểm xã hội. Một chế độ bảo hiểm với mức hưởng trợ cấp) không thích ứng kịp thời với sự thay đổi giá trị đồng tiền thì không đạt mục đích đặt ra. Đặc biệt đối với các khoản bảo hiểm xã hội thường xuyên vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong những năm 1952, 1964, 1967 đều có công ước nhắc lại những nguyên tắc đã được khuyến nghị từ năm 1944 là phải xem xét lại các mức hưởng bảo hiểm xã hội khi có sự thay đổi rõ rệt trong mức chung về tiền lương hoặc giá sinh hoạt.
Quỹ bảo hiểm xã hội
Theo nghĩa rộng, quỹ bảo hiểm xã hội là tập hợp những phương tiện nhằm thoả mãn những nhu cầu phát sinh về bảo hiểm xã hội trên cơ sở sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể là các khoản dự trữ về tài chính và các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo nghĩa hẹp, quỹ bảo hiểm xã hội là tập hợp những đóng góp bằng tiền của người tham gia bảo hiểm xã hội, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho người được bảo hiểm xã hội và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc mất việc làm.
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bởi nhiều nguồn khác nhau. Một trong những nguồn cơ bản là đóng góp của các bên tham gia bao hiểm xã hội (gọi là phí bảo hiểm xã hội) cụ thể gồm: người lao động, người sử dụng lao động. Ngoài phí bao hiểm xã hội một phần quan trọng khác nữa tạo ra quỹ bảo hiểm xã hội là sự hỗ trợ của nhà nước là hoạt động sinh lời của quỹ bảo hiểm xã hội. Hoạt động sinh lời của quỹ bảo hiểm xã hội là việc sử dụng một bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Một bộ phận khác nữa của quỹ bảo hiểm xã hội là các nguồn thu hợp pháp khác. Nếu gọi quỹ bảo hiểm xã hội (QBH) là tổng quỹ bảo hiểm xã hội thì cơ cầu quỹ bảo hiểm xã hội như sau:
QBH = ĐLĐ + ĐSDLĐ + TNN + TSL + TK
Trong đó:
– ĐLĐ: Đóng góp của người lao động – ĐSDLĐ: Đóng góp của người sử dụng lao động – TNN: Hỗ trợ của nhà nước
– TSL: Thu từ hoạt động kinh doanh của quỹ bảo hiểm xã hội
– TK: Nguồn thu hợp pháp khác
Hiện nay. ở nước ta quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo trợ.