Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội? 2023

Bảo hiểm xã hội hiện nay bao gồm bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong đó bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia (Khoản 2 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014).

Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh hữu ích và quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với người lao động. Nhiều bạn đọc băn khoăn không biết hiện pháp luật có quy định bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Bảo hiểm xã hội là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định khái niệm bảo hiểm xã hội như sau: “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

Có thể thấy bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người lao động. Con người muốn tồn tại và phát triển cần có hoạt động lao động do đó xuất hiện mối quan hệ giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Ngoài tiền lương hàng tháng thì đơn vị sử dụng lao động còn phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định. 

Theo đó người lao động khi đóng bảo hiểm xã hội sẽ được đảm bảo các quyền lợi khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Quy định độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội 

Bảo hiểm xã hội hiện nay bao gồm bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong đó bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia (Khoản 2 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014).

Hiện nay, theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì pháp luật không quy định về độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội mà chỉ áp dụng đối với những đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động.

Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động về giải thích từ ngữ thì:

“ 1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.”

Mục 1 Chương XVI Bộ luật lao động quy định về lao động chưa thành niên. Cụ thể Điều 143 quy định:

“ Điều 143. Lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.”

Như vậy, theo Bộ luật lao động người lao động có thể là người chưa đủ 13 tuổi.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất (quy định tại khoản 3 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014).

Đối với bảo hiểm xã hội  tự nguyện pháp luật hiện hành cũng chỉ quy định độ tuổi tối thiểu 15 trở lên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định và không giới hạn độ tuổi tối đa được đóng bảo hiểm xã hội.

Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?

Từ những quy định độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội chúng tôi đã phân tích ở trên thì có thể thấy hiện nay theo quy định pháp luật hiện hành của luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì không quy định việc bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn làm việc ở các đơn vị sử dụng lao động chưa đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội hưởng chế độ hưu trí thì vẫn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bình thường.

Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này”. Như vậy pháp luật chỉ giới hạn độ tuổi tối thiểu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà không có quy định về tuổi tối đa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phụ thuộc vào khả năng tài chính thực tế của cá nhân. Thực tế, nhiều người cao tuổi lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hoặc để tăng mức tỷ lệ hưởng hưu trí của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com