Bị buộc thôi học có gửi giấy về nhà? 2023

Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên…

Vì rất nhiều lí do khác nhau mà nhiều sinh viên bị nhà trường buộc thôi học, việc này dẫn đến các việc các em sinh viên có lo lắng trong việc khi bị nhà trường cho thôi học thì trường có gửi giấy báo về nhà hay không?

Thực trạng bị buộc thôi học hiện nay

Theo thông tin chúng tôi được biết Danh sách sinh viên dự kiến bị buộc thôi học và cảnh báo học vụ từ học kỳ I năm 2020 do Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM công bố để các khoa, bộ môn kiểm tra trước ngày 14/12 gồm 358 em.

Trong đó, 91 sinh viên từ năm hai đến năm tư các ngành Báo chí, Giáo dục học, Ngôn ngữ Đức, Ngôn Ngữ Nga, Ngôn ngữ Italy, Văn học, Xã hội học… bị cảnh báo học vụ do có điểm trung bình học kỳ dưới 2,5; điểm trung bình tích lũy dưới 4.

Ngoài ra, 267 sinh viên, nhiều nhất ở các ngành Địa lý, Đông phương học, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Đức, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Tâm lý học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành… dự kiến bị buộc thôi học. Trong đó, 26 em bị cảnh báo học vụ hai lần liên tiếp (theo quy chế), còn lại là tự ý bỏ học.

Đại học Luật thông báo cho 90 sinh viên chính quy dự kiến bị cảnh báo học vụ vì có kết quả học tập yếu kém học kỳ II năm 2019-2020. Hơn 60 em khác sẽ bị buộc thôi học vì kết quả học yếu kém học kỳ này.

Ngoài ra, 15 sinh viên văn bằng hai có điểm kém, 100 học viên vừa làm vừa học không hoàn thành chương trình học tập và đóng học phí cũng bị cảnh báo buộc thôi học.

Tại Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM, trường dự kiến buộc thôi học 257 sinh viên bậc đại học, 181 em bậc cao đẳng sau học kỳ II năm học 2019-2020 do kết quả học tập kém.

Đại học Bách khoa Hà Nội biết, 700-800 sinh viên bị nhà trường buộc thôi học mỗi năm do kết quả học tập kém. Phần lớn học những năm đầu, đang trong chương trình đào tạo cơ bản của trường.

Trường hợp nào Sinh viên bị buộc thôi học?

Theo Điều 11, 12 Quy chế đào tạo trình độ đại học Ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về xử lý kết quả học tập theo tín chỉ, niên chế trong đó:

Điều 11. Xử lý kết quả học tập theo tín chỉ

1. Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:

a) Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;

b) Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

c) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

2. Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:

a) Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;

b) Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.

3. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:

a) Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;

b) Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;

c) Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.

Điều 12. Xử lý kết quả học tập theo niên chế

1. Cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện sau:

a) Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;

b) Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.

2. Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:

a) Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;

b) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;

c) Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.

3. Sinh viên không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xếp lớp học cùng khoá sau để cải thiện kết quả học tập.

4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:

a) Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập tương tự quy định đối với đào tạo theo tín chỉ tại khoản 1 Điều 11 của Quy chế này;

b) Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập (nếu có), buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;

c) Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.

Như vậy, dựa trên quy định trên thì trường hợp bị cảnh cáo học tập sẽ được nhà trường thông báo. Tuy nhiên, về việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên hay gia đình sẽ tùy theo quy chế của nhà trường. Do đó, cần nên xem lại quy chế của trường để có thêm các thông tin chính xác nhất.

Sinh viên bị buộc thôi học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội

Dựa theo Quyết định số 3095/QĐ–ĐHBK-ĐT ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì tại Điều 19 có nêu rõ:

Điều 19. Cảnh báo học tập và buộc thôi học

1. Kết quả học tập được đánh giá vào cuối mỗi học kỳ chính để xác định mức độ cảnh báo học tập với sinh viên và được quy định như sau:

a) Nâng một mức cảnh báo học tập đối với sinh viên có số tín chỉ không đạt trong học kỳ lớn hơn 8.

b) Nâng hai mức cảnh báo học tập đối với sinh viên có số tín chỉ không đạt trong học kỳ lớn hơn 16 hoặc tự ý bỏ học, không đăng ký học tập.

c) Áp dụng cảnh báo học tập mức 3 đối với sinh viên có số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa lớn hơn 24.

d) Sinh viên đang bị cảnh báo học tập mức 1 và mức 2, nếu số tín chỉ không đạt trong học kỳ nhỏ hơn hoặc bằng 4 thì được hạ một mức cảnh báo học tập.

đ) Sinh viên đang bị cảnh báo học tập mức 3, nếu số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa nhỏ hơn hoặc bằng 23 thì được hạ cảnh báo học tập xuống mức 2.

e) Không xem xét cảnh báo học tập với học kỳ hè.

2. Hạn chế khối lượng học tập là hình thức buộc những sinh viên đang bị cảnh báo học tập hoặc chưa đạt chuẩn ngoại ngữ đăng ký số tín chỉ học phần ít hơn bình thường, cụ thể như sau:

a) Sinh viên thuộc các chương trình đào tạo chuẩn được đăng ký tối đa 14 TC và tối thiểu 8 TC cho một học kỳ chính;

b) Sinh viên thuộc các chương trình ELITECH và các chương trình đào tạo hợp tác quốc tế được đăng ký tối đa 18 TC và tối thiểu 8 TC cho một học kỳ chính.

3. Buộc thôi học là hình thức áp dụng đối với những sinh viên có kết quả học tập rất kém, cụ thể trong các trường hợp như sau:

a) Sinh viên bị cảnh báo học tập mức 3 lần thứ hai liên tiếp.

b) Sinh viên học chậm tiến độ quá thời gian cho phép, hoặc không còn đủ khả năng tốt nghiệp trong thời gian cho phép theo quy định tại khoản 3, Điều 3 của Quy chế này.

Sinh viên bị buộc thôi học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội có gửi giấy về nhà?

– Sau khi có quyết định buộc thôi học, trong vòng 30 ngày Trường thông báo về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Sinh viên có nhiệm vụ làm thủ tục trả tài liệu, thanh toán nợ học phí hoặc nhận lại học phí đã đóng cho kỳ sau, rút hồ sơ đã nộp khi nhập học và nhận bảng điểm, quyết định thôi học.

– Sinh viên đã có quyết định cho thôi học hoặc buộc thôi học, nếu thi lại và trúng tuyển thì phải học lại toàn bộ chương trình, ngoại trừ chương trình Giáo dục quốc phòng-an ninh đã được cấp chứng chỉ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com