Bị lừa đảo chuyển khoản phải làm sao? 2023

Vấn đề bị lừa đảo chuyển khoản là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống hiện nay, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều vấn đề pháp luật như hành chính, hình sự, dân sự… và tác động đến nhiều đối tượng dưới những thủ đoạn tinh vi.

Hiện nay, các giao dịch chuyển tiền đã trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn khi chỉ với vài thao tác có thể hoàn thành. Tuy nhiên, lại có một số người lợi dụng hình thức chuyển khoản này để thực hiện các hành vi lừa đảo. Chính vì vậy, Bị lừa đảo chuyển khoản phải làm sao? Là thắc mắc của không ít người.

Các trường hợp bị lừa chuyển đảo chuyển khoản

Vấn đề bị lừa đảo chuyển khoản là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống hiện nay, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều vấn đề pháp luật như hành chính, hình sự, dân sự… và tác động đến nhiều đối tượng dưới những thủ đoạn tinh vi.

Cách thức của những tên lừa đảo thường là đưa ra những thông tin gian dối hoặc những thủ đoạn gian dối kết hợp với những giấy tờ phù hợp để thuyết phục nạn nhân tin tưởng và thực hiện việc giao tiền, chuyển khoản. Nhưng sau đó khi đã nhận được tiền thì tìm mọi cách để cắt đứt liên lạc.

Những người bị lừa chuyển đảo chuyển tiền phần lớn là những người “nhẹ dạ cả tin”, thường chủ yếu xác định qua những nhóm đối tượng người quen, học sinh, sinh viên, người trung niên, người già.

Việc bị lừa chuyển tiền thường được diễn ra dưới các hình thức như:

+ Bán hàng, chào mời mua hàng trực tuyến rồi yêu cầu người mua chuyển tiền qua tài khoản trước nhưng sau đó, bên bán lại không giao hàng, tìm cách “cắt đứt liên lạc”, khoá facebook, zalo… sau khi đã nhận đủ tiền từ bên mua thông qua việc nhận chuyển khoản.

+ Bên lừa đảo đóng vai bên dịch vụ chuyển hàng hoá, quà tặng của người thân, bạn bè của nạn nhân từ nước ngoài, yêu cầu nạn nhân thanh toán phí dịch vụ hoặc yêu cầu nạn nhân nộp phạt cho cơ quan hải quan qua một tài khoản cá nhân. Sau khi nhận được tiền thì tìm mọi cách chặn điện thoại, để chiếm đoạt số tiền đã chuyển.

+ Bên lừa đảo thông qua việc liên lạc qua tổng đài, qua các trang mạng xã hội mà nạn nhân tham gia để thông báo về việc nạn nhân này được trúng thưởng một chương trình nào đó, rồi yêu cầu nạn nhân phải chuyển một số tiền để hoàn tất hồ sơ để nhận thưởng. Sau khi người bị hại chuyển tiền thì cũng bị mất liên lạc với bên công ty phát thưởng, tổ chức chương trình trúng thưởng (bên lừa đảo).

Cách xử lý khi bị lừa đảo chuyển khoản

Việc lừa đảo chuyển khoản là một trong những vấn nạn nhức nhối hiện nay trong xã hội. Nhiều người khi bị rơi vào trường hợp này đều vô cùng hoang mang, lo lắng, không biết Bị lừa đảo chuyển khoản phải làm sao?

Đối với trường hợp này có hai cách giải quyết như sau:

+ Nếu vừa mới chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng và phát hiện ra việc lừa đảo thì người bị hại thực hiện thông báo về việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác cho Ngân hàng.

Trường hợp này, khi nhận được thông báo, Ngân hàng sẽ tạm thời phong toả số tiền vừa gửi vào tài khoản của bên bị lừa để tiến hành xác minh xem có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót gì không.

Việc làm này của bên Ngân hàng sẽ giúp người bị lừa đảo kéo dài được thời gian, đồng thời đối tượng có hành vi lừa đảo sẽ tạm thời chưa thể chiếm đoạt được số tiền của bạn.

Trường hợp tài khoản thụ hưởng bị khoá, bị phong toả còn số tiền bạn chuyển đến thì Ngân hàng sẻ trả lại tiền cho người bị hại, bị chuyển nhầm. Còn trường hợp số tiền chuyển nhầm đã được rút thì Ngân hàng sẽ thông báo cho chủ tài khoản, yêu cầu họ trả lại tiền cho bạn nhưng nếu họ không trả thì người bị hại sẽ lấy đó làm cơ sở để khởi kiện ra Toà án hoặc tố cáo lên cơ quan công an để đòi lại tiền.

+ Trường hợp sau khi thực hiện việc thông báo với Ngân hàng mà không tìm được người lừa đảo, cũng không nhận lại được tiền vì lệnh chuyển tiền không có sai sót gì hoặc người bị hại chuyển tiền chuyển bằng hình thức khác không phải qua thẻ ngân hàng, lúc này để nhận lại số tiền bị lừa đảo người bị hại cần làm đơn trình báo lên cơ quan công an.

Trường hợp, biết rõ thông tin nơi bên lừa đảo cư trú thì người bị hại làm đơn trình báo lên cơ công an nơi người đó cư trú. Trường hợp người bị hại không biết rõ về đối tượng lừa đảo, không biết nơi cư trú của đối tượng này thì thực hiện việc trình báo tại cơ quan công an nơi người bị hại cư trú.

Việc trình báo lên cơ quan công an là việc làm cần thiết để giúp bạn có thể tìm được người đã có hành vi lừa đảo người khác chuyển tiền. Chỉ khi nào biết đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo là ai, cư trú tại đâu thì người bị hại mới có khả năng đòi lại tài sản.

Trên đây là hai cách giải quyết nếu rơi vào trường hợp bị lừa đảo chuyển khoản. Tuy nhiên, việc lấy lại tiền sẽ rất khó khăn và cũng gây tốn thời gian, công sức, tinh thần của người bị hại. Chính vì vậy, tốt nhất hãy luôn đề cao cảnh giác, xác định chắc chắn và rõ ràng thông tin đối tượng nhận tiền, cũng như xem xét kỹ lưỡng trước khi tiến hành bất kỳ giao dịch nào để tránh tổn thất về tài sản.

Hành vi lừa đảo chuyển khoản bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) người lừa người khác chuyển tiền qua tài khoản bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có một trong các dấu hiệu như:

 – Có hành vi sử dụng những thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn gian dối thường được thể hiện ở việc đưa ra những lời nói, những hành vi khác gian dối, đưa ra những thông tin không đúng sự thật, hoặc trái với sự thật nhưng nhằm mục đích tạo lòng tin, sự tin tưởng từ đối tượng có tài sản, từ đó lấy được tài sản từ người này và chiếm đoạt tài sản đó.

 – Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc trường hợp đã từng bị xử phạt hành chính hoặc đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội liên quan đến việc chiếm đoạt tài sản như tội cướp tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật tài sản… chưa được xoá án tích nhưng lại tái phạm. Hoặc tài sản bị chiếm đoạt được xác định là phương tiện kiếm sống chính mà nạn nhân và gia đình nạn nhân hoặc việc chiếm đoạt tài sản này gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, và an toàn xã hội.

Trường hợp sau khi tìm kiếm và xác định được người có hành vi lừa đảo, dù chưa đủ yếu tố để bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người này thì văn bản kết luận của cơ quan điều tra xác định được hành vi vi phạm của người này, và với thông tin xác định nơi cư trú, sinh sống của người có hành vi lừa đảo này cũng là cơ sở để bạn có thể khởi kiện người này để đòi lại tài sản bị lừa đảo.

Trên đây là các nội dung liên quan đến Bị lừa đảo chuyển khoản phải làm sao? Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com