Biện pháp tư pháp là gì? 2023

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc về vấn đề: Biện pháp tư pháp là gì?

Biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội có khả năng tác động hỗ trợ cho hình phạt và trong nhiều trường hợp còn có thể thay thế hình phạt để giáo dục, cải tạo người, pháp nhân thương mại phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Vậy biện pháp tư pháp là gì?

Khái niệm biện pháp tư pháp

Các biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được áp dụng đối với người phạm tội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt.

Biện pháp tư pháp mang những đặc điểm như sau:

– Biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước ít nghiêm khắc hơn hình phạt.

– Biện pháp tư pháp được áp dụng cho chính cá nhân cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

– Biện pháp tư pháp nhằm hạn chế quyền, tự do của người thực hiện tội phạm

– Được áp dụng đối với tất cả các giai đoạn tố tụng

– Theo nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc công bằng, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người. 

Các biện pháp tư pháp với người phạm tội

Hiện nay, pháp luật Việt Nam đang áp dụng 4 biện pháp tư pháp. Cụ thể:

Thứ nhất: Tịch thu vật, tiền trực tiếp phạm tội

Theo Điều 47 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là thu vật, tiền để sung vào ngân sách nhà nước hoặc để tiêu hủy.

Đối tượng bị thu bao gồm: công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; vật, tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác các thứ này mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội; vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, lưu hành như các chất ma tuý, hàng giả, văn hoá phẩm đồi trụy…

Vật, tiền bị chiếm đoạt, sử dụng trái pháp luật thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu, tài sản hoặc người quản lý hợp pháp. Đồ vật, tiền bạc là tài sản của người khác chỉ có thể bị tịch thu nếu người phạm tội có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội.

Thứ hai: Trả hàng, bồi thưởng, bồi thường thiệt hại

Bộ luật Hình sự quy định người gây án phải trả lại tài sản. cho chủ sở hữu hoặc quản trị viên hợp pháp. Nếu làm hư hỏng tài sản này thì phải sửa chữa, nếu không hoàn trả được vì lý do mất mát, thất lạc hoặc không trả lại được thì phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

Thứ ba: Buộc công khai xin lỗi

Trong trường hợp gây thiệt hại về tinh thần như gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm… toà án buộc người phạm tội phải công khai xin lỗi người bị hại và phải bồi thường về vật chất những thiệt hại về tinh thần đã gây ra cho họ.

Thứ tư: Buộc chữa bệnh

Bắt buộc chữa bệnh được áp dụng đối với:

– Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

– Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

– Người đang chấp hành hình phạt tù đã mắc bệnh làm mẩt khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Sự khác nhau giữa hình phạt và biện pháp tư pháp

TIÊU CHÍ HÌNH PHẠT BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
Khái niệm Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. (Điều 30 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017) Biện pháp tư pháp là biện pháp có tính cưỡng chế do Bộ luật hình sự quy định, do cơ quan có thẩm quyền quyết định và được áp dụng đối với người phạm hoặc pháp nhân thương mại phạm tội hoặc người có hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế về hình sự ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt.
Mục đích Không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn:

+ Giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới;

+ Giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

(Điều 31 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017)

Biện pháp tư pháp có tác dụng hỗ trợ thay thế hình phạt nhằm:

+ Ngăn ngừa, phòng ngừa người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội hoặc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội  tiếp tục phạm tội hoặc gây nguy hiểm cho xã hội và;

+ Răn đe, giáo dục họ trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Thẩm quyền áp dụng Tòa án Tòa án hoặc cơ quan tiến hành tố tụng khác, tùy trường hợp.

Ví dụ: Đối với biện pháp buộc chữa bệnh: Tòa án hoặc Viện Kiểm Sát có thể ra quyết định đưa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh dẫn tới không có năng lực trách nhiệm hình sự vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh

Đối tượng bị áp dụng – Người phạm tội

– Pháp nhân thương mại phạm tội

– Người phạm tội

– Pháp nhân thương mại phạm tội;

– Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có năng lực trách nhiệm hình sự (tức chưa bị coi là tội phạm). Ví dụ như đối với biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Hậu quả pháp lý Mang án tích Không bị coi là có án tích
Thời điểm áp dụng Áp dụng khi có bản án của Tòa án. Áp dụng khi có quyết định của Tòa án/cơ quan có thẩm quyền khác trong giai đoạn điều tra, xét xử và cả giai đoạn thi hành án (ví dụ: Đối với người đang chấp hành hình phạt tù (giai đoạn thi hành án) mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì có thể bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh)
Hình thức áp dụng * Đối với người phạm tội:

– Hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ;

d) Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn;

e) Tù chung thân;

g) Tử hình.

– Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

b) Cấm cư trú;

c) Quản chế;

d) Tước một số quyền công dân;

đ) Tịch thu tài sản;

e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

– Nguyên tắc áp dụng: Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có  thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

* Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:

–  Hình phạt chính: Không có chung tân và tử hình (vì nguyên tắc xử lý là “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”).

– Hình phạt bổ sung: Không áp dụng .

* Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

– Hình phạt chính bao gồm:

a) Phạt tiền;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

– Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

b) Cấm huy động vốn;

c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

– Nguyên tắc áp dụng: Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

 

* Đối với người phạm tội:

Có các biện pháp tư pháp bao  gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Bắt buộc chữa bệnh.

* Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:

Có thêm biện pháp tư pháp:  Giáo dục tại trường giáo dưỡng

* Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

Có các  biện pháp tư pháp bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu;

d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

 

Trên đây là nội dung bài viết biện pháp tư pháp là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com