Khi phát hiện một người thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội, công dân có quyền tố giác hành vi của người đó lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là cơ quan công an cảnh sát điều tra để cơ quan này tiến hành xác minh, xử lý hành vi kịp thời và đúng pháp luật.
Trộm cắp tài sản là một trong những hành vi cấu thành tội phạm được Bộ luật hình sự điều chỉnh. Thực tế có nhiều trường hợp người bị mất tài sản biết rõ người lấy tài sản của mình nhưng lại không có bằng chứng.
Tội trộm cắp tài sản được hiểu như thế nào?
Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lý.
Đặc thù của tội trộm cắp tài sản là hành vi thực hiện một cách lén lút, không có tính chất lén lút thì không phải là trộm cắp tài sản. Người phạm tội luôn có ý thức che giấu hành vi của mình khi thực hiện, cố gắng thực hiện hành vi bằng cách thức khiến cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết mình bị mất tài sản, chỉ sau khi mất tài sản họ mới biết bị mất tài sản.
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội trộm cắp tài sản
Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản là:
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên;
– Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì:
+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà khung hình phạt cao nhất do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 – 15 năm tù;
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà khung hình phạt cao nhất do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 – 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy, mọi hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản đều có thể áp dụng với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Riêng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, chỉ phải chịu hình phạt tù đối với tội trộm cắp tài sản trên 200 triệu; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh hoặc lợi dụng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để trộm cắp tài sản.
Biết người ăn trộm nhưng không có bằng chứng có nên báo công an?
Căn cứ Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, căn cứ khởi tố vụ án hình sự bao gồm:
“Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.”
Theo đó, trên cơ sở quy định pháp luật, khi phát hiện một người thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội, công dân có quyền tố giác hành vi của người đó lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là cơ quan công an cảnh sát điều tra để cơ quan này tiến hành xác minh, xử lý hành vi kịp thời và đúng pháp luật.
Do đó, khi phát hiện người khác có hành vi trộm cắp, công dân được quyền tố giác bằng cách nộp đơn trình báo trực tiếp lên cơ quan công an cảnh sát điều tra cấp huyện nơi người phát hiện hành vi. Cơ quan này khi tiếp nhận đơn trình báo sẽ có trách nhiệm xác minh lại sự việc và xử lý đúng pháp luật khi có dấu hiệu phạm tội theo quy định pháp luật.
Thẩm quyền giải quyết tội trộm cắp tài sản
1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạt; kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ; tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền; quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận; và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm; hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Căn cứ tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật tố tụng; thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu; cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó; phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
3. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác; tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ; và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm; kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm; lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật; có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
4. Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm; thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại; hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
5. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; có trách nhiệm thông báo bằng văn bản; về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.”
Trên đây là một số thông tin chúng tôi chia sẻ về Biết người ăn trộm nhưng không có bằng chứng có nên báo công an? Khách hàng theo dõi bài viết có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.