Các nguyên tắc chủ yếu của luật môi trường 2023

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Các nguyên tắc chủ yếu của luật môi trường. Mời Quý vị tham khảo:

Các nguyên tắc của luật môi trường nêu dưới đây cần được phân biệt với các nguyên tắc cụ thể được áp dụng trong các chế định hay nhóm quan hệ khác nhau của nó. Các nguyên tắc nêu dưới đây chi phối một cách toàn diện các quan hệ phát sinh việc bảo vệ môi trường. Những nguyên tắc hoặc những quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với từng nhóm quan hệ luật môi trường cần phải được ban hành nhằm thực hiện các nguyên tắc cơ bản này. Chẳng hạn, trong quản lý nhà nước về môi trường, các nguyên tắc tổ chức và vận hành các thể chế nhà nước có chức năng kiểm soát ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên, xử phạt hành chính, các quy phạm điều chỉnh hành vi của cá nhân và tổ chức đều phải xuất phát từ việc đảm bảo cho người dân được sống trong môi trường an toàn được thể hiện trong nguyên tắc ở mục dưới đây. 

Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành 

Một trong những quyền cơ bản của con người là quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc. Quyền thiêng liêng này được ghi trong Tuyên ngôn dân quyền Pháp, Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và được Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng nhắc lại trong Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam năm 1945. Tuy nhiên, trong điều kiện của những thập kỉ cuối của thế kỉ XX, quyền sống của con người, mặc dù được đảm bảo chắn hơn về mặt pháp lí bằng các thể chế dân chủ song lại bị đe doạ bởi tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường. Trong điều kiện đó, quyền sống của con người phải được gắn chặt với môi trường. Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường đã đưa quyền của con người được sống trong môi trường trong lành thành một nguyên tắc của quan hệ giữa các quốc gia.

Nguyên tắc số 1 của Tuyên bố Stockholm nêu rõ: “Con người quyền bản được sống trong một môi trường chất lượng, cho phép cuộc sống phẩm giá phúc lợi con người trách nhiệm longtrọng bảo vệ, cải thiện cho thế hệ hôm nay mai sau. Tuyên bố Rio de Janeiro cũng khẳng định: “Con người trung tâm của các mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh hài hoà với thiên nhiên.

Nguyên tắc này chi phối việc xây dựng pháp luật và chính sách của các quốc gia. Việt Nam là quốc gia kí hai tuyên bố này có trách nhiệm biến quyền được sống trong môi trường trong lành thành nguyên tắc pháp lí và thực tế nó đã là một nguyên tắc của luật môi trường Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng đã quy định “Mọi người quyền được sống trong môi trường trong lành nghĩa vụ bảo vệ môi trường” (Điều 43). Đòi hỏi cơ bản của nguyên tắc này là mọi quy phạm pháp luật môi trường, mọi chính sách pháp luật về môi trường phải lấy việc đảm bảo điều kiện sống của con người, trong đó có điều kiện môi trường, làm ưu tiên số 1. 

Tính thống nhất trong quản lí và bảo vệ môi trường

Như đã phân tích ở trên, môi trường là một thể thống nhất của nhiều yếu tố vật chất khác nhau. Vì vậy, trong việc quản lí và bảo vệ môi trường cần sự thống nhất và điều này được coi như là một nguyên tắc của luật môi trường. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất trong quản lý môi trường có một số đòi hỏi sau đây:

– Các chính sách cũng như các quy định pháp luật về môi trường phải được ban hành với sự cân nhắc toàn diện đến các yếu tố khác nhau của môi trường để việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong trong lĩnh vực này không bị phân tán và thiếu đồng bộ. Trong thực tế, có không ít các chính sách, các quy định của pháp luật được ban hành chỉ nhằm giải quyết một hiện tượng cụ thể trước mắt mà không tính đến ảnh hưởng dây chuyền của văn bản đó đối với các hiện tượng xã hội khác. 

– Việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được thực hiện dưới sự điều hành của một cơ quan thống nhất. Theo đó, “Chính phủ thống nhất quản nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước(Điều 140 Luật bảo vệ môi trường năm 2014); Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản nhà nước về bảo vệ môi trường(Điều 141 Luật bảo vệ môi trường năm 2014). 

Đòi hỏi này trên thực tế đã được đáp ứng khá đầy đủ ở Việt Nam. Hệ thống cơ quan quản lý môi trường ở nước ta đã được xây dựng và hoàn thiện đáng kể trong 10 năm gần đây. Vai trò, chức năng và quyền hạn của hệ thống cơ quan này đã được xác định và phân công tương đối hợp lí. 

– Các tiêu chuẩn môi trường, các quy trình đánh giá tác động môi trường cũng như thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với tư cách là những công cụ kĩ thuật quan trọng của quản lí môi trường cần được xây dựng và áp dụng một cách thống nhất trong phạm vi cả nước. 

– Việc bảo vệ môi trường phải được coi là sự nghiệp của toàn dân. Mọi công dân, mọi tổ chức đều phải tham gia bảo vệ môi trường thông qua việc tuân thủ các quy định của pháp luật môi trường, thực hiện các hành động chung của cộng động nhằm bảo vệ môi trường. 

>>>>> Tham khảo: Môi trường là gì?

Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững 

Như đã trình bày ở trên, phát triển bền vững thực chất là sự liên kết giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và các giá trị khác. Phát triển bền vững là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc tế về môi trường. Phần lớn các quốc gia đã đưa nguyên tắc này vào trong hệ thống pháp luật của mình. Pháp luật môi trường Việt Nam cũng đặc biệt coi trọng nguyên tắc phát triển bền vững.

Khoản 2 Điều 4 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế, an sinh hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành. Nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững có những đòi hỏi sau đây: 

– Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được coi là một yếu tố cấu thành trong các chiến lược hoặc các chính sách phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương, vùng và của từng tổ chức; 

– Phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lí có hiệu quả để có thể tránh được tham nhũng và lãng phí các nguồn lực, nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên; 

– Phải hoàn thiện quá trình quyết định chính sách và tăng cường tính công khai của các quá trình đó đảm bảo để cho các quyết định, chính sách ban hành nhằm vào sự phát triển bền vững. 

– Phải coi đánh giá tác động môi trường như là một bộ phận cấu thành của các dự án đầu tư. 

Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa 

Môi trường khác với các hiện tượng xã hội khác ở chổ khả năng khôi phục hiện trạng hoặc là không thể thực hiện được hoặc rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian. Chẳng hạn, những khu rừng nguyên sinh, những vùng rừng nhiệt đới khi bị tàn phá sẽ khó lòng phục hồi. Chính vì thế, ngăn ngừa những hành vi gây hại cho môi trường cần được chú trọng hơn so với việc áp dụng các hình phạt hoặc chế tài khác. Luật môi trường coi phòng ngừa là một nguyên tắc chủ yếu. Nguyên tắc này hướng việc ban hành và áp dụng các quy định pháp luật vào sự ngăn chặn của chủ thể thực hiện các hành vi có khả năng gây nguy hại cho môi trường. 

Các biện pháp ngăn chặn áp dụng trong bảo vệ môi trường rất đa dạng. Tuy nhiên, bản chất chính của các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn là bằng việc kích thích lợi ích hoặc triệt tiêu các lợi ích vốn là động lực của việc vi phạm pháp luật môi trường, nâng cao ý thức tự giác của con người trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com