Cách quy đổi thang điểm 4 sang 10 2023

Thang điểm 10 là hệ điểm cơ bản và được sử dụng phổ biến ở các trường học tại Việt Nam, giáo viên sẽ đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các con điểm số từ 0 đến 10.

Trong hệ đào tạo tín chỉ người ta thường áp dụng thang điểm 4 để đánh giá kết quả học tập. Đây là hệ thống thang điểm khoa học được các trường đại học hàng đầu trên thế giới áp dụng để đánh giá quá trình đào tạo. Ở Việt Nam, thang điểm 4 vẫn chưa được áp dụng phổ biến nên vẫn cần phải quy đổi sang thang điểm 10 để đánh giá. Vậy cách quy đổi thang điểm 4 sang 10 được thực hiện như thế nào?

Thang điểm 4 và thang điểm 10 là gì?

Thang điểm 10 là hệ điểm cơ bản và được sử dụng phổ biến ở các trường học tại Việt Nam, giáo viên sẽ đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các con điểm số từ 0 đến 10. Hiện nay ở Việt Nam, các bậc học từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và một số rường trung cấp, cao đẳng, đại học sử dụng thang điểm 10 để đánh giá kết quả học tập của người học

Thang điểm 4 là thang điểm được quy đổi từ thang điểm chữ.

Cách quy đổi thang điểm 4 sang 10

Công thức quy đổi thang điểm 10:

Thang điểm 10 = Thang điểm 4 x 10:4

Ví dụ: Điểm hệ số 4 là 3.5 thì điểm hệ số 10 là 3.5×10:4= 8.75. Vậy điểm hệ số 10 là 8.75

Xếp loại học lực với thang điểm 10

– Xếp loại học lực giỏi khi: điểm trung bình tất cả các môn đạt được từ 8.0 trở lên cùng điều kiện điểm trung bình tất cả các môn tối thiểu từ 6.5 trở lên và điểm trung bình môn Toán và môn Văn từ 8.0 trở lên. Đối với học sinh trường chuyên cần thêm các yếu tố khác với môn chuyên.

– Xếp loại học lực khá khi: điểm trung bình tất cả các môn đạt từ 6.5 đến dưới 8.0, điểm trung bình của tất cả các môn từ 6.5 trở lên. Đối với trường chuyên có thêm các yếu tố phụ khác.

– Xếp loại trung bình khi: điểm trung bình tất cả các môn đạt từ 5.0 trở lên và không có môn học nào có điểm trung bình dưới 3.5.

– Xếp loại yếu khi:điểm trung bình tất cả các môn học không dưới 3.5 và không có môn nào có điểm trung bình dưới 2.0.

Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ hoặc sau từng năm học, dựa trên kết quả các học phần nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo mà sinh viên đã học và có điểm theo các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 08/TT-BGDĐT như sau:

– Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học;

– Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học (số tín chỉ tích lũy), tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ;

– Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã học trong một học kỳ (điểm trung bình học kỳ), trong một năm học (điểm trung bình năm học) hoặc tính từ đầu khóa học (điểm trung bình tích lũy), tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.

Đánh giá và tính điểm học phần của sinh viên

Việc các cơ sở đào tạo đánh giá và tính điểm học phần của học viên, sinh viên được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:

– Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần. Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần; riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

+ Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;

+ Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;

+ Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.

– Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

– Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây, trừ các trường hợp được quy định tại điểm d khoản này.

+ Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

A: từ 8,5 đến 10,0;

B: từ 7,0 đến 8,4;

C: từ 5,5 đến 6,9;

D: từ 4,0 đến 5,4.

+ Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:

P: từ 5,0 trở lên.

+ Loại không đạt:

F: dưới 4,0.

+ Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

– Học lại, thi và học cải thiện điểm:

+ Sinh viên có điểm học phần không đạt phải đăng ký học lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Quy chế này, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này; điểm lần học cuối là điểm chính thức của học phần;

+ Sinh viên đã có điểm học phần đạt được đăng ký học lại để cải thiện điểm theo quy định của cơ sở đào tạo.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến cách quy đổi thang điểm 4 sang 10 được thực hiện như thế nào?Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com