Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do luật định.
Đế tổ chức quyền lực nhà nước tại địa phương, mọi quốc gia khác đều phân chia lãnh thố thành các đơn vị hành chính và tổ chức cơ quan quản lý đế bảo đảm mối liên hệ giữa trung ương và địa phương. Chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào?
Chính quyền địa phương là gì?
Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm trong một quốc gia.
Có bốn mô hình chính quyền địa phương sau đây:
– Cơ quan chính quyền địa phương là một bộ máy hành chính đứng đầu là một quan chức chủ đạo được bổ nhiệm từ trên.
– Chính quyền địa phương là cơ quan hành chính do cấp trên bổ nhiệm (hoặc được bầu ra) kết hợp với một Hội đồng tự quản do dân cư bầu ra.
– Mô hình quản lý địa phương bởi một Uỷ ban hành chính do dân cư hay các Hội đổng tự quản cấp dưới trực tiếp bầu ra.
– Mô hình chính quyền địa phương là một Hội đồng cơ quan đại diện quyền tự quản hoặc quyền lực Nhà nước do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân và chính quyền cấp trên.
Mặc dù các hình thức tổ chức cơ quan quản lý địa phương trên đây có tên gọi khác nhau, cơ cấu và địa vị pháp lý của mỗi bộ phận không giống nhau nhưng đều có tính chất chung là cơ quan chính quyền nhà nước ở địa phương.
Được lập ra để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước trên địa bàn lãnh thổ.
Đặc điểm của chính quyền địa phương
Trước khi tìm hiểu về nội dung Chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào? thì cần nắm được đặc điểm của chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương có các đặc điểm sau đây:
– Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính ở Việt Nam.
– Chính quyền địa phương là những pháp nhân công quyền, được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Chính quyền địa phương được tổ chức theo nhiều mô hình khác nhau, phù hợp với mỗi cấp đơn vị hành chính và địa bàn đô thị, nông thôn, hải đảo và đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo quy định của pháp luật.
– Mỗi cấp chính quyền địa phương có đầy đủ hai cơ quan là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
– Mỗi cấp chính quyền địa phương thực hiện những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau theo quy định của pháp luật.
Chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 111 Hiến pháp 2013 thì Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định.
Theo quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định về Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính như sau:
Điều 4. Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
1. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 2 của Luật này phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
2. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
3. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
Như vậy Chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào? câu trả lời là Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định.
Chính quyền địa phương ở Việt Nam
Để làm rõ hơn vấn đề Chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào? nội dung này sẽ giải đáp về chính quyền địa phương ở Việt Nam như sau:
– Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam được chia thành các đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm các tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương.
– Tiếp đến, đơn vị hành chính cấp tỉnh được chia thành các đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; theo đó tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưong chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương.
– Sau cùng các đơn vị hành chính cấp huyện được chia thành các đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm xã, phường, thị trấn; theo đó huyện chia thành xã, thị trấn, quận chia thành phường, thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã.
Theo pháp luật hiện hành, thẩm quyền thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc về Quốc hội. Đối với các đơn vị hành chính cấp huyện và xã, thẩm quyền thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trong tất cả các trường hợp thì Chính phủ đều là người đề xuất để Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo thẩm quyền.
Giữa đơn vị hành chính và đơn vị lãnh thổ – dân cư tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ. Đơn vị hành chính được thành lập để thực hiện công việc của nhà nước ở địa phương còn đơn vị lãnh thổ, dân cư tự nhiên là nơi quây tụ dân cư thành cộng đồng một cách tự nhiên.
Công việc nhà nước là công việc gắn với người dân và phục vụ người dân. Vì vậy muốn công việc nhà nước thực hiện hiệu quả, đem lại kết quả tốt đẹp cho người dân thì khi phân định đơn vị hành chính cần tôn trọng đặc điểm của các đơn vị lãnh thổ, dân cư tự nhiên