Chức danh tư pháp là gì? Các chức danh tư pháp hiện nay 2023

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Chức danh tư pháp là gì? Các chức danh tư pháp hiện nay

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới đòi hỏi tư pháp phảo có sự nghiêm cứu toàn diện để xây dựng luận cứ khoa học cho công cuộc cải cách. Tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp). Tư pháp chỉ công việc tổ chức gìn giữ, bảo vệ pháp luật. Vậy chức danh tư pháp là gì? Các chức danh tư pháp hiện nay.

Khái niệm chức danh tư pháp

Chức danh tư pháp là chỉ người thực thi nhiệm vụ trong các cơ quan tư pháp được đào tạo kỹ năng thực hành nghề và hành nghề theo một chuyên môn nhất định; có danh xưng được bổ nhiệm hoặc thừa nhận theo pháp luật khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện xác định theo quy định của pháp luật; gián tiếp thực hiện quyền lực nhà nước; khi thực hiện quyền lực nhà nước.

Các chức danh tư pháp có vị trí rất quan trong trong hệ thống pháp luật Việt Nam bởi vì các chức danh tư pháp thuộc tư pháp là một trong 3 nhánh của quyền lực nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Vai trò của các chức danh tư pháp

Vai trò cơ bản nhất của các chức danh tư pháp là bảo vệ công lý, bảo đảm việc thực hiện đúng pháp luật nhà nước và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Từ đó, hoạt động trung tâm là hoạt động xét xử – đánh giá về mặt pháp lý trên cở sở hoạt động tìm kiếm, xác định những sự kiện xảy ra. Các chức danh tư pháp có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Các văn bản pháp lý do họ đưa ra có giá trị cưỡng chế các chủ thể pháp luật khác phải tôn trọng và thi hành.

Các chức danh tư pháp hiện nay

Các chức danh tư pháp hiện nay được phân loại theo chức năng, nhiệm vụ của họ:

– Nhóm chức danh điều tra – truy tố – xét xử:

+ Thẩm phán

+ Kiểm sát viên

+ Thư ký toà án

+ Hội thẩm nhân dân

+ Thẩm tra viên

+ Điều tra viên

– Nhóm chức danh bổ trợ tư pháp

+ Luật sư

+ Tư vấn pháp luật

+ Bào chữa viên Nhân dân

+ Chuyên viên trợ giúp Pháp lý

– Nhóm chức danh hành chính tư pháp

+ Công Chứng viên

+ Chứng Hộ tịch Viên

+ Hộ tịch Viên

+ Giám định viên tư pháp

+ Giám định viên tư pháp

– Nhóm chức năng khác

+ Chấp hành viên

+ Trọng Tài Viên

Cơ quan tư pháp là cơ quan nào?

Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan:

– Viện kiểm sát nhân dân: Là cơ quan tư pháp, nắm giữ quyền công tố trong bộ máy nhà nước Việt Nam, có chức năng kiểm soát các hoạt động tư pháp tại Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân được phân thành bốn cấp là Tối cao, Cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện; đối với Viện kiểm sát quân sự thì có Viện kiểm sát quân sự trung ương, quân khu, khu vực.

– Tòa án nhân dân: Là cơ quan tư pháp, nắm giữ vai trò xét xử (dân sự, hình sự, hành chính) và thực hiện quyền tư pháp tại Việt Nam. Cũng giống như Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cũng được phân thành bốn cấp là Tối cao, Cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện (đối với Tòa án quân sự thì có ở cấp trung ương, cấp quân khu và cấp khu vực).

Bộ Tư pháp có phải cơ quan tư pháp không?

Bộ máy nhà nước hiện nay của nước ta về cơ bản được chia thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, hệ thống cơ quan hành pháp và hệ thống cơ quan tư pháp. Trong đó, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước hiện nay bao gồm:

Chính phủ: Đây là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nhất của Việt Nam. Giúp việc cho Chính phủ có các Bộ và Cơ quan ngang bộ như Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,… Ngoài ra còn có các cơ quan thuộc Chính phủ như Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam,…

Ủy ban nhân dân các cấp (Cũng như Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cũng được tổ chức ở các cấp tỉnh, huyện và xã): Đây là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Như vậy, có thể khẳng định Bộ Tư pháp mặc dù mang tên Tư pháp nhưng không phải là cơ quan Tư pháp, mà Bộ Tư pháp là cơ quan hành pháp.

Bộ Tư pháp thực hiện các chức năng:

– Quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật;

– Quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước;

– Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

– Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Trên đây là nội dung bài viết chức danh tư pháp là gì? Các chức danh tư pháp hiện nay. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com