Có nên tham gia bảo hiểm xã hội hay không? 2023

Quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội mang đặc điểm chung của hệ thống quan hệ pháp luật an sinh xã hội nên người hưởng bảo hiểm xã hội cũng có năng lực pháp luật hưởng bảo hiểm xã hội từ khi mới sinh ra, không phụ thuộc vào năng lực hành vi của họ. 

Có nên tham gia bảo hiểm xã hội? Quan hệ pháp luật an sinh xã hội cụ thể ra sao, mời quý độc giả theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu đầy đủ hơn.

Khái niệm quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội

Người lao động tham gia vào quan hệ lao động thường với mục đích để có thu nhập đảm bảo cuộc sống cho mình và gia đình. Khi họ gặp phải những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống như tai nạn lao động, bệnh tật… hoặc đến lúc về già thì nguồn thu nhập thường xuyên đó thường bị mất hoặc bị giản.

Đặc biệt, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường còn làm xuất hiện một số rủi ro mới như mất việc làm, thất nghiệp… Chính vì vậy, để ổn định cuộc sống, người lao động phải tìm các biện pháp đảm bảo thu nhập cho mình trong những trường hợp rủi ro nói trên. Một trong các biện pháp đó là tham gia bảo hiểm xã hội.

Trong xã hội hiện đại, các nhà nước cũng nhận thức rằng người lao động là nguồn lực chính, là thành phần quan trọng nhất của xã hội. Nếu cuộc sống của người lao động gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đến vấn đề an sinh xã hội. Vì vậy, pháp luật an sinh xã hội của hầu hết các nước để bắt đầu từ chế độ bảo hiểm xã hội. Cho đến nay. Quan họ bảo hiểm xã hội vẫn luôn được coi là nòng cốt của hệ thống quan hệ pháp luật an sinh xã hội.

Theo yêu cầu chung của các hình thức bảo hiểm. bên có nhu cầu bảo hiểm, người lao động phải tham gia đóng quỹ. Nếu là quan hệ bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động cũng có nghĩa vụ đóng quỹ theo quy định. Nhà nước tham gia với tư cách là người tổ chức, quản lý, bảo trợ cho hình thức bảo hiểm này để đảm bảo tính xã hội và mục đích tương trợ cộng đồng cho tất cả các thành viên.

Việc xác định các đối tượng đóng quỹ. quản lý quỹ, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội phải thực hiện đúng mục đích, công bằng… nên phải đặt trong khuôn khổ các quy định của pháp luật, được gọi là quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội. – Như vậy, quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội là những quan hệ xã hội hình thành trong quá trình đóng góp và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, được các quy phạm phạm pháp luật điều chỉnh. 

Từ đó thấy được rằng việc tham gia bảo hiểm xã hội là rất quan trọng đối với cả người lao động và người sử dụng lao động.

Đặc điểm quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội

Quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội cũng mang các đặc điểm chung của hệ thống các quan hệ pháp luật an sinh xã hội như: 

– Có một bên tham gia do Nhà nước thành lập và quản lý (cơ quan thực hiện bảo hiểm xã hội) và bên kia là bất kỳ người lao động nào trong xã hội, nếu có nhu cầu (bén than gia và được hưởng bảo hiểm xã hội); 

– Tính chất của bảo hiểm xã hội cũng là tương trợ cộng đồng giữa những người lao động trong phạm vi quốc gia. 

– Mục đích của bảo hiểm xã hội cũng là bảo đảm thu nhập cho người lao động thông qua các chế độ trợ cấp bảo hiểm. 

Bên cạnh đó, quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội còn có một số đặc điểm riêng biệt so với các quan hệ pháp luật an sinh xã hội khác: 

– Thứ nhất, quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội chủ yếu mang tính bắt buộc và thường phát sinh trên cơ sở của quan hệ lao động. 

Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước, được áp dụng cho mọi người lao động.Tuy nhiên, bảo hiểm xã hội lại có tính bắt buộc đối với một số đối tượng lao động nhất định và đây là một trong những đặc trưng của quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội so với các quan hệ pháp luật an sinh khác. Nhìn chung, các thành viên xã hội tham gia quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội, quan hệ pháp luật cứu trợ xã hội đều trên cơ sở tự nguyện vì những quan hệ pháp luật đó chỉ để đảm bảo quyền cho họ.

Riêng quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội lại chủ yếu mang tính bắt buộc. Bởi vì, khác với các đối tượng khác trong hệ thống các quan hệ pháp luật an sinh xã hội, chế độ bảo hiểm xã hội để đảm bảo ổn định đời sống cho những người lao động có thu nhập. Khi có thu nhập thường xuyên, chính mỗi người đều phải có trách nhiệm tích luỹ để phòng những rủi ro trong cuộc sống. Mặt khác, quy định bắt buộc của Nhà nước còn nhằm mục đích ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động trong và sau quá trình sử dụng lao động. Họ không chỉ phải trả tiền lương cho người lao động khi làm việc mà còn phải đóng quỹ bảo hiểm để đảm bảo đời sống cho người lao động khi ốm đau, tai nạn, già yếu…

Vì vậy, đối với những người lao động có việc làm và thu nhập tương đối ổn định, dù muốn hay không, khi đã tham gia quan hệ lao động thì đồng thời họ và người sử dụng sức lao động của họ cũng phải tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Do đó, quan hệ pháp luật lao động được coi là cơ sở làm phát sinh các quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội chủ yếu. Theo pháp luật hiện hành, bảo hiểm xã hội bắt buộc áp dụng đối với các bên hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên. Khi tham gia quan hệ lao động, họ phải đóng bảo hiểm theo những mức nhất định đồng thời phải tham gia tất cả các chế độ bảo hiểm xã hội do Nhà nước quy định. Những quan hệ bảo hiểm bắt buộc này là nòng cốt hình thành quỹ bảo hiểm và tạo cơ sở để mở rộng và hoạch định chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện. 

– Thứ hai, trong quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội, người hưởng bảo hiểm có nghĩa vụ đóng góp để hình thành quỹ bảo hiểm 

Trong các quan hệ pháp luật an sinh xã hội khác như quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội, quan hệ pháp luật cứu trợ xã hội, những đối tượng được hưởng không phải đóng góp quỹ. Nguồn quỹ để thực hiện các chế độ đó được lấy chủ yếu từ ngân sách của Nhà nước và sự hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Riêng trong quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm lại được hình thành trên sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm. Với tư cách là người tổ chức, thực hiện các chính sách xã hội, Nhà nước có trách nhiệm bảo trợ cho quỹ để đảm bảo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đã được Nhà nước quy định.

Đây cũng là điều dễ lý giải bởi người có nhu cầu bảo hiểm xã hội hoàn toàn khác so với những đối tượng được ưu đãi xã hội và người cần cứu, trợ xã hội. Những đối tượng được hưởng trong quan hệ ưu đãi xã hội và quan hệ cứu trợ xã hội là những người có công với nước cần được ưu tiên, ưu đãi hoặc những người yếu thế cần phải được trợ giúp. Còn trong quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội, người có nhu cầu bảo đảm cuộc sống. tham gia quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội là những người lao động có thu nhập.

Khi còn sức lao động, còn khả năng lao động, người lao động tham gia quan hệ lao động được hưởng lương và mang lại lợi nhuận cho người sử dụng lao động. Vì vậy, khi họ không còn khả năng lao động nữa hoặc khi họ bị suy giảm khả năng lao động thì người sử dụng lao động phải có một phần trách nhiệm đối với họ. Về phía người lao động, họ cũng phải có trách nhiệm đối với chính bản thân mình: tích luỹ để đề phòng những bất trắc, rủi ro có tính tất yếu trong cuộc sống như ốm đau, tuổi già… Nhà nước chỉ hỗ trợ cho quá trình tích luỹ cá nhân trở thành sự tích luỹ của cộng đồng để giảm thiểu mức để dành (đóng quỹ) nhưng lại tăng hiệu quả sử dụng quỹ do có sự tương trợ cộng đồng giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. Bởi vậy, họ phải đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội để bảo hiểm cho mình và tương trợ lẫn nhau khi rủi ro xảy ra hoặc khi không còn tham gia quan hệ lao động nữa. 

Phân loại quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội

– Nếu căn cứ vào các khâu nghiệp vụ trong quá trình thực hiện bảo hiểm xã hội, có thể thấy bảo hiểm xã hội giống như các hình thức bảo hiểm khác, cũng bao gồm hai loại công việc khác nhau (hình thành quỹ và chi trả bảo hiểm) nên có thể chia quan hệ bảo hiểm xã hội thành hai quan hệ nhỏ: quan hệ pháp luật trong việc tạo quỹ bảo hiểm và quan hệ pháp luật trong việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội.

Quan hệ pháp luật trong việc tạo quỹ bảo hiểm là quan hệ giữa các bên tham gia bảo hiểm với cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc đóng góp và quản lý quỹ bảo hiểm, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. 

Quan hệ pháp luật trong việc chi trả bao hiểm xã hội là quan hệ giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với người được hưởng bảo hiểm xã hội trong lĩnh vực chi tra các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. B Cách phân loại này giúp chúng ta hiểu chi tiết hơn về thực chất của các quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội, từ đó hình thành nên hệ thống các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tương ứng với từng quan hệ nhỏ. 

– Nếu căn cứ vào hình thức bảo hiểm xã hội, có thể chia các quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội thành quan hệ bảo hiểm xã hội bắt buộc và quan hệ bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc là quan hệ bảo hiểm phát sinh trên cơ sở các quy định bắt buộc của Nhà nước, để bảo hiểm thu nhập cho những lao động trong các quan hệ tương đối ổn định (còn gọi lao động trong khu vực chính quy, có kết cấu) như: công chức, cán bộ nhà nước, những chức danh chuyên trách trong lực lượng vũ trang và những người lao động có hợp đồng lao động với thời hạn từ ba tháng trở lên trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Đây là những quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội chủ yếu, người lao động thuộc đối tượng này bắt buộc phải tham gia và được hưởng tất cả các chế độ bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức, chiếm số lượng lớn trong số những người tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội. | Quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện là những quan hệ bảo hiểm xã hội hình thành trên cơ sở kết hợp giữa việc tổ chức, bảo trợ của Nhà nước với sự tham gia tự nguyện của người lao động có nhu cầu bảo hiểm. Bảo hiểm xã hội tự nguyên chủ yếu được áp dụng đối với những người lao động không thuộc diện bảo hiểm xã hội bắt buộc (còn gọi là trong khu vực phi tập trung, phi kết cấu) nhưng có nhu cầu tham gia bảo hiểm. Ví dụ như các lao động cá thể riêng lẻ, xã viên hợp tác xã không có hợp đồng lao động, những người lao động có hợp đồng lao động dưới ba tháng… Hiện nay người có nhu cầu tham gia bảo hiểm tự nguyện chưa nhiều nên hình thức này chưa được tổ chức rộng rãi. Thực tế ở Việt Nam mới chỉ có lĩnh vực bảo hiểm y tế được tổ chức theo 

Vấn đề bảo hiểm tuổi già (hưu trí) đã được tổ chức thí điểm nhưng còn trong phạm vi hẹp ở một số tỉnh. Dự kiến trong tương lai, bảo hiểm tự nguyện sẽ được mở rộng đối với lĩnh vực bảo hiểm hưu trí. Cùng với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, các quan hệ bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ phát sinh ngày càng nhiều. Đến một mức nào đó, từ sự phát triển của các quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện do Nhà nước tổ chức, có thể sẽ hình thành nên những quỹ (tổ chức) bảo hiểm xã hội mới, làm thay đổi nhận thức và diện mạo của bảo hiểm xã hội Việt Nam. 

Chủ thể của quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội 

Qua phần phân loại trên cũng có thể thấy quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội gồm 3 chủ thể chính: người tham gia bảo hiểm xã hội, người được hưởng bảo hiểm xã hội và cơ quan thực hiện bảo hiểm xã hội. Có thể hiểu vị trí, điều kiện tham gia… quan hệ bảo hiểm xã hội của các chủ thể này được pháp luật quy định như sau: 

Bên tham gia bảo hiểm xã hội 

Bên tham gia bảo hiểm xã hội là người có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. 

Hiện nay, pháp luật quy định một trong những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội chủ yếu là người lao động. Như vậy, năng lực pháp luật và năng lực hành vi tham gia bảo hiểm xã hội của họ do khả năng lao động quyết định. Họ có thể là người tham gia quan hệ lao động hoặc không tham gia quan hệ lao động nhưng họ phải là người lao động có thu nhập. Khi có thu nhập bằng sức lao động của chính mình, người lao động có đủ điều kiện để tham gia quan hệ pháp | luật bảo hiểm xã hội với tư cách là người tham gia bảo hiểm. 

Điều đó làm cho tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội khác với các quan hệ bảo hiểm khác. Nếu thuộc đối tượng bảo hiểm xã hội bắt buộc (như đã đề cập đến ở phần phân loại), người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thông qua việc thực hiện quy định đóng 5% tiền lương của mình vào quỹ bảo hiểm xã hội để bảo hiểm khi về hưu và chi phí tử tuất.

Nếu không thuộc diện bảo hiểm bắt buộc, người lao động có thể tham gia hoặc không tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm, tuỳ thuộc cách lựa chọn của họ. Chính việc cho phép của pháp luật và sự lựa chọn của người tham gia bảo hiểm xã hội cũng là biểu hiện của năng lực pháp luật và năng lực hành vi tham gia bảo hiểm xã hội của họ. Nếu tham gia, họ cũng có thể chọn tham gia một hoặc một số hoặc tất cả các chế độ bảo hiểm xã hội mà Nhà nước (thông qua cơ quan bảo hiểm xã hội) tổ chức. Từ đó có thể thấy rằng những người tham gia bảo hiểm bắt buộc vẫn là đối tượng chính của bên tham gia bảo hiểm xã hội. | Người sử dụng các lao động thuộc đối tượng bảo hiểm bắt buộc nói lên cũng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Như vậy, năng lực pháp luật và năng lực hành vi tham gia bảo hiểm xã hội của chủ thể này cũng phát sinh đồng thời và phụ thuộc vào việc sử dụng lao động của họ. Tại thời điểm phát sinh quyền sử dụng lao động thực tế, năng lực pháp luật và năng lực hành vi tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động đồng thời xuất hiện và họ phải tham gia bảo hiểm xã hội. Có thể nói đây là chủ thể tham gia bảo hiểm đặc biệt của hình thức bảo hiểm xã hội, bởi vì, họ không chỉ đóng quỹ cho mình hưởng bảo hiểm mà chủ yếu đóng quỹ cho người lao động mà họ sử dụng được hưởng. Nhà nước bắt buộc họ đóng quỹ bảo hiểm xã hội cho người lao động do việc sử dụng sức lao động của người lao động chỉ có thể thực hiện được trong một thời hạn nhất định, phu thuộc vào tuổi tác, sức khoẻ con người. Nó còn có thể bị gián đoạn vì người lao động bị ốm đau, thai sản… nhưng không vì vậy mà sức lao động của người lao động, cuộc sống của họ và gia đình họ không cần thiết phải duy trì. Người sử dụng lao động đã sử dụng sức lao động của người lao động khi khoẻ mạnh, khi tuổi trẻ thì cũng có trách nhiệm với người lao động khi đau yếu hoặc khi tuổi già, không còn sức lao động nữa. Đạo lý đó đã trở thành quyền và nghĩa vụ pháp lý. Theo Điều 149 Bộ luật lao động, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thông qua việc thực hiện quy định đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội một số tiền nhất định để bảo hiểm cho người lao động trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Hiện nay, mức đóng góp bằng 15% so với tổng quỹ lương. Đối với những lao động không thuộc đối tượng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động cũng phải trả một khoản tương ứng với khoản phải đóng góp nói trên để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc tự lo bảo hiểm thu nhập. Vì vậy, cho đến nay, quan hệ bảo hiểm xã hội vẫn được xem là quan hệ liên quan đến quan hệ lao động, phát sinh từ quan hệ lao động. 

Bên hưởng bảo hiểm xã hội 

Bén hưởng bảo hiểm xã hội là những cá nhân được nhận tiền bảo hiểm (còn gọi là trợ cấp bảo hiểm xã hội) từ quỹ bảo hiểm xã hội khi có đủ điều kiện bảo hiểm theo quy định của pháp luật. 

Quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội mang đặc điểm chung của hệ thống quan hệ pháp luật an sinh xã hội nên người hưởng bảo hiểm xã hội cũng có năng lực pháp luật hưởng bảo hiểm xã hội từ khi mới sinh ra, không phụ thuộc vào năng lực hành vi của họ. 

Hiện nay, theo quy định, người được hưởng bảo hiểm xã hội là người lao động đã hoặc đang tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội. Cũng có trường hợp người được hưởng bảo hiểm xã hội là một số thành viên trong gia đình người lao động. Đây cũng là chủ thể được hưởng bảo hiểm đặc thù của hình thức bảo hiểm xã hội bởi đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm xã hội là thu nhập của người lao động. Nguồn thu nhập này không chỉ là phương tiện để đảm bảo cuộc sống cho bản thân người lao động mà còn cho cả gia đình họ. Do đó, những ai được hưởng thu nhập của người lao động đều thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội khi thu nhập của người lao động bị mất hoặc bị giảm, không phân biệt họ có trực tiếp tham gia đóng bảo hiểm hay không. Tuy nhiên, để được hưởng một chế độ bảo hiểm nào đó, người lao động hoặc thành viên gia đình người lao động phải có những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo mục đích, tính chất của từng chế độ mà pháp luật có những quy định khác nhau về điều kiện hưởng bảo hiểm. Trong đó, thời gian đóng bảo hiểm, tuổi đời, mức độ suy giảm khả năng lao động là những điều kiện chung nhất để xác định người được hưởng bảo hiểm xã hội. Khi có đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật, họ được nhận bảo hiểm từ cơ quan thực hiện bảo hiểm. Hiện nay, pháp luật nước ta quy định người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội sau: 

– Chế độ ốm đau;

– Chế độ thai sản;

– Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

– Chế độ hưu trí,

– Chế độ tử tuất;

– Chế độ thất nghiệp.

Bên thực hiện bảo hiểm xã hội 

Bên thực hiện bảo hiểm xã hội là cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức thực hiện chức năng thu, quản lý và chi trả bảo hiểm cho người được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. 

Nếu xét trong phạm vị chủ thể của một quan hệ bảo hiểm nói chung, còn có thể gọi bên thực hiện bảo hiểm xã hội là bên nhận bảo hiểm xã hội. Ở những nước có nhiều tổ chức bảo hiểm xã hội độc lập với nhau, người ta thường gọi các tổ chức bảo hiểm xã hội đó là các quỹ bảo hiểm xã hội. 

Ở Việt Nam, cơ quan bảo hiểm xã hội được tổ chức thống nhất theo hệ thống từ trung ương đến địa phương. Hệ thống cơ quan bảo hiểm xã hội gồm có Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện. Đây là hệ thống cơ quan sự nghiệp về bảo hiểm xã hội, do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trực tiếp và do Bộ lao động, thương binh và xã hội thực hiện quản lý nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp đều có tư cách pháp nhân, có trụ sở, tài khoản và con dấu riêng. Qua đó, có thể thấy trong thời gian đầu phát triển kinh tế thị trường, cơ quan bảo hiểm xã hội ở Việt Nam chỉ do Nhà nước thành lập, chi phối và bảo trợ. Đó cũng là chức năng của Nhà nước, là sự ưu việt của Nhà nước khi các lực lượng xã hội chưa đủ nhận thức, tiềm lực, nhu cầu để gánh vác các trách nhiệm xã hội. 

Nội dung quan hệ bảo hiểm xã hội 

Nội dung của quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội bao gồm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ. Quyền của chủ thể này thường tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại. Tuy nhiên, khác với các quan hệ bảo hiểm khác, quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội có sự tham gia của ba chủ thể (như đã phân tích ở trên). Các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này được pháp luật quy định như sau: 

Quyền và nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm

Bên tham gia bảo hiểm xã hội có nghĩa vụ:

– Thực hiện trích nộp, đóng bảo hiểm xã hội theo quy định; 

– Thực hiện đúng các quy định về lập hồ sơ, quản lý sổ bảo hiểm xã hội để làm căn cứ đóng và trả bảo hiểm xã hội, 

– Cung cấp thông tin trung thực liên quan đến bảo hiểm xã hội với cơ quan có thẩm quyền. 

Bên cạnh đó họ có các quyền: 

– Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng với quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; 

– Khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc các cá nhân, tổ chức khác có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm. 

Quyền và nghĩa vụ của bên hưởng bảo hiểm xã hội

Các quyền của người được hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm:

– Được nhận sổ bảo hiểm xã hội; 

– Được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời. thuận tiện khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật: 

– Có quyền khiếu nại hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp khi quyền bảo hiểm của họ bị xâm phạm. 

Các nghĩa vụ của người hưởng bảo hiểm xã hội: 

– Cung cấp thông tin trung thực về bảo hiểm xã hội với cơ quan có thẩm quyền; 

– Có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy định về lập hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội; 

– Bảo quản, sử dụng Sổ bảo hiểm xã hội và hồ sơ bảo hiểm xã hội đúng mục đích, đúng quy định. 

Nhiệm vụ và quyền hạn của bên thực hiện bảo hiểm xã hội 

Với tư cách là cơ quan nhà nước có chức năng tổ chức và thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bên thực hiện bảo hiểm xã hội có quyền và trách nhiệm sau: 

– Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, thu các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện, chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội kịp thời đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn; 

– Lưu giữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, cấp số và các loại thẻ bảo hiểm xã hội theo quy định; Hà – Quản lý, sử dụng và hạch toán quỹ bảo hiểm xã hội đúng quy định theo chế độ tài chính của Nhà nước;

– Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thực hiện đề án bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội; 

– Tổ chức các phương thức quản lý, hợp tác với các đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh… để thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội có hiệu quả; 

– Từ chối việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội khi đối tượng tham gia bảo hiểm không đủ điểu kiến hương bảo hiểm xã hội theo quy định hoặc khi có căn cứ pháp lý về hành vi man trá, làm giả hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội. 

– Bồi thường mọi khoản thu, chi sai quy định cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; 

– Giải quyết kịp thời và đúng đắn các khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân về thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; 

Ngoài ra, với tư cách là cơ quan sự nghiệp đầu ngành của Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam còn có quyền và trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, kiến nghị Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước hữu quan về việc sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo hiểm xã hội; thực hiện báo cáo về thu, chi và các hoạt động của bảo hiểm xã hội với các cơ quan quản lý của Nhà nước có thẩm quyền, tuyên truyền vận động để mọi người tham gia bảo hiểm xã hội… 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com