Cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp lệnh là Ủy ban thường vụ quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.
Khái niệm pháp lệnh được hiểu như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành pháp lệnh? Quý độc giả cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Pháp lệnh là gì?
Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành trong một số trường hợp được pháp luật quy định cụ thể, những vấn đề mà pháp luật ban hành là những vấn đề quan trọng nhưng mang tính chất dễ thay đổi và chưa ổn định hoặc chưa có luật điều chỉnh trong quan hệ xã hội đó.
Pháp lệnh phải được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành và có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước kí lệnh công bố (chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được thông qua), trừ trường hợp ngày có hiệu lực được quy định trong chính pháp lệnh đó hoặc trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét lại.
– Những nội dung cơ bản cần chú ý trong pháp lệnh là:
+ Phạm vi điều chỉnh trong pháp lệnh;
+ Đối tượng được nhắc đến trong văn bản;
+ Nội dung, thông tin cần được thực hiện;
+ Điều kiện, điều khoản có trong văn bản;
+ Hiệu lực, thời gian cần thực hành.
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành pháp lệnh?
Theo quy định tại Điều 16 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Điều 16. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:
a) Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
b) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội;
c) Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
d) Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
đ) Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;
e) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành pháp lệnh? câu trả lời là Cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp lệnh là Ủy ban thường vụ quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành Hiến pháp?
Nội dung trên đã trả lời được câu hỏi Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành pháp lệnh? Vậy cơ quan nào có thẩm quyền ban hành Hiến pháp.
Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội Việt Nam ban hành.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
– Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
– Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;
– Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
– Quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
– Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
– Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
Pháp lệnh và luật cái nào cao hơn?
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành pháp lệnh? đã được giải đáp ở nội dung trên vậy pháp lệnh vè luật cái nào cao hơn?
Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề được Quốc hội giao.
Luật do Quốc hội ban hành, Quốc hội ban hành luật để quy định:
– Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
– Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;
– Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
– Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;
– Quốc phòng, an ninh quốc gia;
– Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
– Chính sách cơ bản về đối ngoại.
Về thứ bậc pháp lệnh là văn bản dưới luật, có giá trị pháp lý sau Hiến pháp, luật và là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật sau luật. Như vậy Luật có giá trị pháp lý cao hơn pháp lệnh.