Chính phủ ban hành Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục đại học sửa đổi trong đó cụm từ xác định loại cơ sở giáo dục đại học gồm: Đại học, trường đại học, học viện.
Giáo dục đại học là một trong những vấn đề mang tính định hướng, trọng tâm phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam nhằm phát triển nguồn nhân lực có tri thức, năng lực cao.
Giáo dục đại học là gì?
Hiện nay ở Việt Nam chưa có một định nghĩa nào chính xác về “Giáo dục đại học” nhưng ta có thể hiểu giáo dục đại học chính là một hình thức đào tạo cao cấp, trung cấp tri thức dành cho người học. Giáo dục đại học hiện đã xuất hiện ở các trường hệ đại học, bao gồm ba bậc là cao đẳng, đại học và sau đại học.
Với sự phát triển hiện nay của nền khoa học kỹ thuật, giáo dục đại học đang ngày càng được chú trọng và phát triển. Đội ngũ chuyên viên, giảng viên có trình độ cao luôn được trao dồi, củng cố kỹ năng chuyên môn để đảm bảo quá trình đào tạo tầng lớp tri thức trẻ với đầu ra chất lượng.
Xã hội ngày càng phát triển, việc đỏi hỏi nguồn nhân lực tri thức ngày càng được quan tâm hơn bao giờ hết, nhất là ở Việt Nam, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ Đảng và Chính phủ.
Theo đó, muốn phát triển kinh tế mạnh thì trước hết phải đảm bảo nguồn lực về tri thức. Chính vì vậy, giáo dục không chỉ là một trong những nhân tố quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế mà còn giúp cho nền chính trị, xã hội của mỗi quốc gia luôn trong tình trạng ổn định, nang cao được chỉ số phát triển trong cộng đồng dân cư.
Muốn tạo ra một xã hội phát triển, đổi mới thì phải xuất phát từ việc nâng cao trình độ dân trí, mỗi cá nhân cần phải có kiến thức chuyên sâu hơn để có thể thích ứng với nhiều ngành nghề. Để đạt được điều này đòi hỏi con người phải trải qua quá trình giáo dục và đào tạo.
Từ đây ta có thể hiểu được giáo dục đại học là một quá trình đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ chuyên môn cao. Đây được xác định là một hệ thống nuôi dưỡng nguồn tài nguyên của đất nước, bên cạnh đó đây cũng chính là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển về khoa học công nghệ và sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo mấy loại hình?
– Loại hình của cơ sở giáo dục được quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, theo đó: Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;
b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.
Mới đây Chính phủ ban hành Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục đại học sửa đổi trong đó cụm từ xác định loại cơ sở giáo dục đại học gồm: Đại học, trường đại học, học viện.
Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn phân biệt 3 loại hình cơ sở giáo dục nêu trên dựa trên các văn bản pháp luật có liên quan:
Đại học |
Trường đại học, Học viện |
|
Khái niệm |
Là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung. | Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học. |
Cơ cấu tổ chức |
– Hội đồng đại học; – Giám đốc đại học; phó giám đốc đại học; – Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có); – Trường đại học, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); trường, ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác; – Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học. |
– Hội đồng trường;
– Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học; giám đốc, phó giám đốc học viện; – Phòng, ban chức năng; – Khoa, bộ môn; tổ chức khoa học và công nghệ; – Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; – Phân hiệu (nếu có); g) Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.
|
Như vậy có thể thấy ở Việt Nam hiện nay giáo dục đại học tồn tại ở những mô hình sau: Trường đại học, viện đại học, đại học, học viện, nhạc viện, trường cao đăng.
Đặc điểm giáo dục đại học ở Việt Nam
1/ Cấu trúc
Hệ thống giáo dục bao gồm 8 cấp được xây dựng từ bậc mầm non đến bậc đại học và sau đại học là tiến sĩ.
Trong hệ thống đào tạo của bậc giáo dục đại học được chia theo hai hướng chính đó là nghiên cứu và ứng dụng.
2/ Nội dung
Chương trình đạo tạo giáo dục đại học gồm những nội dung chính như:
– Mục tiêu chính của giáo dục đại học là đạo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, đảm bảo về trình độ chuyên môn, kỹ năng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
– Chương trình đào tạo tổng quát, đào tạo lý thuyết căn cứ vào nền tăng lý thuyết ứng dụng vào thực hành.
– Cơ sở vật chất – kỹ thuật của từng cơ sở giáo dục sẽ có những đặc điểm riêng phù hợp với ngành nghề đạo tạo.
– Hoạt động học thuật hiện nay cũng khá phổ biến trong sinh viên. Nếu như trước đây, học thuật là hoạt động của đội ngũ giảng viên thì nay các trường đã cho sinh viên được tham gia nghiên cứu các đề tài và chủ đề.
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo mấy loại hình? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn.