Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản được không? 2023

Người lao động đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Bảo hiểm thai sản có lẽ đã không còn mấy xa lạ đặc biệt là đối với những người lao động đang trong thời kỳ thai sản. Đây là quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên có nhiều người thắc mắc là vậy liệu có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản có được không?

Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản là gì?

Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thai sản được quy định cụ thể tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 của Quốc hội và Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp:

– Lao động nữ mang thai

– Lao động nữ sinh con

– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi

– Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản

– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

– Người lao động nam đóng BHXH có vợ sinh con

Theo đó, lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội mà mang thai thì sẽ được hưởng chế độ khám thai. Bên cạnh đó, nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Người lao động đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản được không?

Để trả lời cho thắc mắccó thai mới đóng bảo hiểm thai sản được không?, mời quý vị tham khảo tiếp nội dung sau đây:

Hiện nay, trong quy định về bảo hiểm xã hội không quy định về trường hợp cụ thể người có thai có được đóng bảo hiểm hay không?. Theo đó chỉ cần người lao động thuộc đối tượng được đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì khi có thai vẫn có thể đóng bảo hiểm thai sản được, cụ thể bao gồm những đối tượng quy định tại điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1.Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồnglao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ)Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;sĩ quan,hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2.Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đươc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

3.Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chứcxã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

4.Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

5.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

Như vậy, dựa vào quy định trên thì khi có thai người lao động vẫn có thể đóng bảo hiểm thai sản được.

Mức hưởng bảo hiểm thai sản

Mức tiền hưởng bảo hiểm thai sản dành cho người lao động được tính như sau:

Mức hưởng = (Mbq6t x 100% x L)

Trong đó:

– Mbq6t: Là mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

– L: Là số tháng nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi

Mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con. Căn cứ theo Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định “Lao động nữ sinh con được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Đối với trường hợp sinh con nhưng chỉ có bố tham gia BHXH thì bố được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con”.

Như vậy, đối với lao động mang thai rồi mới tham gia BHXH chỉ cần đóng từ đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Trong khi đó, thời gian mang thai của phụ nữ thường kéo dài trung bình khoảng 09 tháng, một vài trường hợp lao động nữ còn bị sinh sớm nên thời gian này có thể ngắn hơn. Cùng với đó, không phải ai cũng phát hiện sớm về việc mình mang thai. Bởi vậy, thời gian từ lúc phát hiện mang thai đến lúc sinh con có thể sẽ ngắn hơn khoảng thời gian 09 tháng. Do đó, lao động nữ khi phát hiện mình có thai cần sớm tham gia BHXH bắt buộc để kịp đóng đủ 06 tháng trở lên trước khi sinh con để được hưởng bảo hiểm thai sản.

Để được đảm bảo giải quyết chế độ thai sản, lao động nữ đã mang bầu cần đóng BHXH càng sớm càng tốt để có nhiều thời gian đóng BHXH.

Trên đây là những thông tin cần thiết chúng tôi đưa đến cho Quý khách hàng về vấn đề có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản có được không? Vấn đề này là quyền lợi chính đáng của người lao động, chính vì thế người lao động phải nắm được để đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết hay các vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191 để được hỗ trợ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com