Công thức tính diện tích hình bình hành 2023

Tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song hoặc có 1 cặp đối bằng nhau và song song với nhau là hình bình hành. Công thức tính diện tích hình bình hành?

Hình bình hành là tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song hoặc có 1 cặp đối bằng nhau và song song với nhau. Bài viết này sẽ mang đến cho Quý độc giả kiến thức về diện tích hình bình hành và một số dạng bài tập liên quan đến công thức tính diện tích hình bình hành.

Công thức tính diện tích hình bình hành

Công thức diện tích hình bình hànhcó dạng như sau:

S = a.h

Trong đó:

a: là cạnh đáy

h: là chiều cao (nối từ đỉnh tới đáy) của hình bình hành

Ví dụ: Một hình bình hành có chiều dài của cạnh đáy CD = 9cm, chiều cao được nối từ đỉnh A xuống cạnh CD có chiều dài 6cm. Hỏi diện tích hình bình hành ABCD là bao nhiêu?

Đáp án:

Áp dụng công thức, ta có:

Chiều dài cạnh đáy CD (a) = 9 cm, chiều cao được nối từ đỉnh xuống cạnh đáy = 6 cm. Suy ra:

S (ABCD) = a x h = 9 x 6 = 54 cm2

Công thức diện tích hình bình hành biết 2 đường chéo

Thông thường nếu đề bài chỉ cung cấp dữ liệu về độ dài của hai đường chéo, thì chắc chắn chúng ta sẽ không giải được. Vì vậy, đề sẽ thường cung cấp yếu tố góc giữa hai đường chéo đi kèm. Cụ thể:

Cho hình bình hành ABCD có AC và BD là hai đường chéo, O là giao điểm của hai đường chéo, số đo góc AOB tạo bởi hai đường chéo. Diện tích của hình bình hành khi biết độ dài hai đường chéo được tính toán như sau:

S = 1/2.AC.BD.Sin(AOB) = 1/2.AC.BD.Sin(AOD)

Công thức tổng quát để tính diện tích hình của bình hành khi biết hai đường chéo sẽ là: S = 1/2.c.d.sinα

Trong đó:

C và d lần lượt là độ dài của hai đường chéo hình bình hành (có cùng đơn vị đo)

α là góc tạo bởi hai đường chéo.

Từ công thức diện tích hình bình hành biết 2 đường chéo, ta sẽ suy ra được công thức tính đường chéo hình bình hành.

Các dạng bài tập về hình bình hành

Dạng 1: Tính chu vi hình bình hành khi biết độ dài hai cạnh

Ví dụ 1: Một hình bình hành có cạnh dài bằng 40cm, cạnh ngắn bằng 25cm. Tính chu vi của hình bình hành đó.

Lời giải:

Chu vi hình bình hành là:

(40 + 25) x 2 = 130 (cm)

Đáp số: 130cm

Ví dụ 2: Một hình bình hành có độ dài hai cạnh liên tiếp lần lượt là 7 cm và 15 cm. Tính chu vi hình bình hành đó.

Lời giải:

Chu vi hình bình hành là:

(7 + 15) x 2 = 44 (cm)

Đáp số: 44cm

Dạng 2: Tính độ dài cạnh của hình bình hành khi biết chu vi

Ví dụ: Chu vi hình bình hành bằng 48cm. Tính độ dài các cạnh của hình bình hành biết độ dài cạnh dài hơn độ dài cạnh ngắn 4cm.

Lời giải:

Nửa chu vi của hình bình hành là:

48 : 2 = 24 (cm)

Độ dài cạnh dài của hình bình hành là:

(24 + 4) : 2 = 14 (cm)

Độ dài cạnh ngắn của hình bình hành là:

24 – 14 = 10 (cm)

Đáp số: 14cm và 10cm

Dạng 3: Tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao

Ví dụ 1: Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy bằng 1dm và chiều cao bằng 7cm.

Lời giải:

Đổi 1dm = 10cm

Diện tích hình bình hành là:

10 x 7 = 70 (cm2)

Đáp số: 70cm2

Ví dụ 2: Tính diện tích của một hình bình hành có độ dài đáy là 18 cm, chiều cao bằng 5/9 độ dài đáy.

Lời giải:

Chiều cao của hình bình hành là:

18 : 9 x 5 = 10 (cm)

Diện tích hình bình hành là:

18 x 10 = 180 (cm2)

Đáp số: 180cm2

Dạng 4: Tính độ dài đáy khi biết diện tích và chiều cao

Ví dụ: Một hình bình hành có diện tích bằng 864cm2, chiều cao bằng 36cm. Tính độ dài đáy của hình bình hành đó.

Lời giải:

Độ dài đáy của hình bình hành là:

864 : 36 = 24 (cm)

Đáp số: 24cm

Dạng 5: Tính chiều cao khi biết diện tích và độ dài đáy

Ví dụ: Tính chiều cao của hình bình hành biết hình bình hành đó có diện tích bằng 1250cmvà độ dài cạnh đáy bằng 5dm.

Lời giải:

Đổi 5dm = 50cm

Chiều cao của hình bình hành là:

1250 : 50 = 25 (cm)

Đáp số: 25cm

Bài tập công thức tính diện tích hình bình hành

Bài 1: 

Cho hình bình hành ABCD có chiều cao hạ xuống cạnh CD là 5cm, chiều dài CD là 15cm, hãy tính diện tích hình bình hành ABCD

Đáp án:

S (ABCD) = 5 x 15 = 75 cm2

Bài 2: 

Mảnh đất hình bình hành có cạnh đáy dài 47m, khi mở rộng mảnh đất bằng cách tăng các cạnh đáy của hình bình hành này thêm 7m thì ta được mảnh đất hình bình hành mới có diện tích hơn mảnh đất ban đầu là 189m2. hãy áp dụng công thức diện tính hình bình hành để tính diện tích của mảnh đất ban đầu.

Đáp án:

Phần diện tích tăng thêm chính là diện tích hình bình hành có cạnh đáy 7m và chiều cao chính là chiều cao của mảnh đất hình bình hành ban đầu.

Chiều cao mảnh đất là: 189 : 7 = 27 (m)

Diện tích mảnh đất hình bình hành ban đầu là: 27 x 47 = 1269 (m2)

Bài 3:

Cho hình bình hành có chu vi 480cm, độ dài cạnh đáy gấp 5 lần cạnh kia và gấp 8 lần chiều cao. Tính diện tích hình bình hành

Đáp án:

Ta có nửa chu vi hình bình hành là: 480 : 2 = 240 (cm)

Nếu như coi cạnh kia là 1 phần thì cạnh đáy chính là 5 phần như vậy.

Ta có cạnh đáy hình bình hành là: 240 : (5+1) x 5 = 200 (cm)

Tính được chiều cao của hình bình hành là: 200 : 8 = 25 (cm)

Diện tích của hình bình hành là: 200 x 25 = 5000 (cm2)

Trên đây là nội dung bài viết Công thức tính diện tích hình bình hành, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com