Đăng ký thương hiệu cho dầu nhớt như thế nào? Cơ quan đăng ký thương hiệu dầu nhớt ở đâu sẽ được Luật LVN Group giải đáp trong bài viết này.
Việc đăng ký thương hiệu cho dầu nhớt là cơ sở pháp lý để xác định quyền chủ sở hữu về nhãn hiệu, logo, thương hiệu mà bạn đang kinh doanh. Vậy thủ tục đăng ký thương hiệu như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm thông tin hữu ích.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho dầu nhớt gồm những tài liệu nào?
Để hồ sơ Đăng ký thương hiệu cho dầu nhớt được hợp lệ, thì Khách hàng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm đầy đủ những giấy tờ như sau:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11);
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, có thể có thêm các tài liệu như:
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Đăng ký thương hiệu dầu nhớt ở đâu?
Quyết định 3675/QĐ-BKHCN quy định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo các địa chỉ sau:
– Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hà Nội: 384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo 02 cách thức:
Cách 1: Nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại một trong hai thành phố là TP. Hồ Chí Minh hoặc TP. Đà Nẵng. Sau khi nộp xong hồ sơ, tổ chức, cá nhân tiến hành nộp phí tại bộ phận thu phí.
Cách 2: Nộp hồ sơ bằng cách gửi qua đường bưu điện. Tổ chức, cá nhân có thể nộp phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
Đăng ký nhãn hiệu cho dầu nhớt hết bao nhiêu tiền?
– Lệ phí nộp đơn: 150.000
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000
– Phí công bố đơn: 120.000
– Phí thẩm định nội dung cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ: 550.000
– Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm và tính 01 sản phẩm/dịch vụ: 120.000
– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ: 180.000
– Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ: 30.000
– Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ: 100.000
– Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ: 20.000
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên: 120.000
– Từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000
– Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000
– Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000
Lưu ý: Ngoài chi phí trên, việc đăng ký thương hiệu có thể mất thêm phí “dịch vụ” nếu cá nhân, tổ chức không thể tự thực hiện đăng ký mà nhờ đến dịch vụ tại Luật LVN Group để thực hiện thủ tục Đăng ký thương hiệu cho dầu nhớt.
Thời gian Đăng ký thương hiệu cho dầu nhớt là bao lâu?
Thời gian đăng ký bảo hộ thương hiệu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm nộp đơn, đơn có bị sai sót hay có tranh chấp phát sinh trong quá trình nộp đơn. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì thời gian thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu gồm:
– Thẩm định hình thức đơn: 1 tháng kể từ ngày nộp đơn;
– Công bố đơn hợp lệ: 2 tháng kể từ ngày chấp thuận đơn hợp lệ;
– Thẩm định nội dung đơn: 8 tháng kể từ ngày công bố đơn;
– Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu: 1 tháng kể từ ngày xác nhận đơn được thông qua.
Như vậy, mất khoảng 12 tháng thì doanh nghiệp mới nhận được văn bằng bảo hộ.
Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ thường kéo dài hơn rất nhiều, từ 16 đến 18 tháng. Lý do thường là tình trạng quá tải của Cục sở hữu trí tuệ hoặc là do việc sai sót trong quá trình nộp đơn dẫn đến thời hạn cấp văn bằng bảo hộ bị kéo dài hơn.
Luật LVN Group hỗ trợ đăng ký thương hiệu uy tín, chất lượng
Luật LVN Group là một tổ chức hoạt động tư vấn chuyên sâu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở Hữu trí tuệ, chúng tôi sẽ đại diện thay mặt cho các chủ sở hữu nhãn hiệu xin bảo hộ quyền nhãn hiệu trước Cơ quan nhà nước thẩm quyền khi Khách hàng có nhu cầu.
Đến với chúng tôi quý khách không phải đi lại, không mất thời gian, chi phí, công sức nghiên cứu quy trình, thủ tục, hồ sơ đăng ký thương hiệu. Chúng tôi sẽ hỗ trợ Khách hàng hoàn tất mọi thủ tục dịch vụ đăng ký thương hiệu dầu nhớt như sau:
– Tư vấn quy định pháp luật về đăng ký thương hiệu cho sản phẩm dầu nhớt và các vấn đề liên quan
– Tư vấn tra cứu và kiểm tra tính trùng lặp nhãn hiệu (logo) sản phẩm dầu nhớt
– Tư vấn đánh giá khả năng bảo hộ thành công của nhãn hiệu
– Tư vấn phân nhóm hàng hóa và quá trình thẩm định nhãn hiệu
– Tư vấn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm dầu nhớt, thời gian gia hạn, chuyển nhượng nhãn hiệu
– Soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm dầu nhớt và gửi hồ sơ đến khách ký tên đóng dấu
– Đại diện nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ và đóng lệ phí
– Theo dõi hồ sơ và nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gửi đến khách hàng
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về các vấn đề liên quan đến đăng ký thương hiệu cho dầu nhớt. Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc hoặc có nhu cầu báo giá sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ: 1900.0191 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.