Cuộc thi “Phụ nữ Thủ đô với văn hóa giao thông” năm 2021 do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động, quý độc giả có thể tham khảo đáp án cuộc thi theo nội dung bên dưới.
Giới thiệu về cuộc thi phụ nữ thủ đô với văn hóa giao thông
Đối tượng dư thi
Cán bộ, hội viên, phụ nữ, nhân dân đang sinh sống, làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung thi
– Tìm hiểu chính sách, pháp luật của Nhà nước về đảm bảo an toàn giao thông.
– Các nội dung ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông tại Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cơ cấu giải thưởng
Cơ cấu giải thưởng cho cuộc thi có: giải tập thể gồm 01 giải nhất 3 triệu đồng; 03 giải nhì 2 triệu đồng/giải; 5 giải ba 1,5 triệu đồng/giải; 10 giải khuyến khích 1 triệu đồng/giải. Giải cá nhân gồm 01 giải nhất 2 triệu đồng; 02 giải nhì 1,5 triệu đồng/giải; 3 giải ba 1 triệu đồng/giải; 10 giải khuyến khích 500 nghìn đồng/giải…/.
Cách thức dự thi
Thí sinh dự thi trực tuyến tại website cuộc thi: http://thitructuyenphunuthudo.vn
Thể lệ cuộc thi Phụ nữ thủ đô với văn hóa giao thông
Hình thức thi:
– Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi trực tuyến trên trang fanpage Hội LLVN GroupN Hà Nội thông qua website: http://thitructuyenphunuthudo.vn. Người tham gia thi sẽ trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm (bắt buộc) và 01 câu hỏi dự đoán số người dự thi; được khuyến khích tham gia 01 câu tự luận. Trong đó:
+ Phần thi trắc nghiệm (bắt buộc): gồm 30 câu tìm hiểu kiến thức, mỗi câu trả lời đúng được tính 2 điểm. Thời gian thi tối đa 30 phút. Phần thi trắc nghiệm được phần mềm chấm điểm tự động, kết quả phần thi được hiển thị ngay sau khi người dự thi hoàn thành phần thi gồm: tổng điểm trắc nghiệm và thời gian hoàn thành phần thi. Kết thúc phần thi trắc nghiệm, người dự thi trả lời câu hỏi dự đoán số người dự thi để tính lợi thế ưu tiên trong trường hợp người dự thi trả lời đúng và có cùng thời gian thực hiện bài thi như nhau.
+ Phần thi tự luận (khuyến khích): Ngay sau khi hoàn thành phần thi trắc nghiệm, người dự thi trả lời câu hỏi tự luận bằng hình thức bài viết không quá 500 từ, soạn thảo trực tiếp trên phần mềm cuộc thi hoặc đính kèm file Word. Sau khi hoàn thành nhấn “Kết thúc” để gửi bài thi. Phần thi tự luận được chấm tối đa 40 điểm. Chủ đề phần tự luận tập trung vào đề xuất một số giải pháp xây dựng văn hóa khi tham gia giao thông của người Hà Nội.
– Các thí sinh được quyền dự thi tối đa 02 lần. Thí sinh tham gia dự thi phải Like và Share Fanpage “Hội LLVN GroupN thành phố Hà Nội” mới được công nhận kết quả thi. Thí sinh phải điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân như: họ và tên, địa chỉ, số điện thoại…
Thời gian cuộc thi:
– Thời gian thi: Từ 10h00 ngày 15/09/2021 đến 17h00 ngày 20/10/2021.
– Tổng kết và trao giải: Dự kiến tháng 11 năm 2021.
Đáp án cuộc thi Phụ nữ thủ đô với văn hóa giao thông
Câu 1: Theo quy định tại Điều 8 của Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định cấm những hành vi nào sau đây?
A: Đua xe, cổ vũ đua xe
B: Lạng lách, đánh võng
C: Tổ chức đua xe trái phép
D: Cả 3 ý trên
Câu 2: Theo quy định tại Điều 8 của Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định cấm bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian nào hàng ngày (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định):
A: Từ 21h đến 5h
B: Từ 19h đến 5h
C: Từ 22h đến 5h
D: Từ 0h đến 5h
Câu 3: Theo Điều 30 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi nào?
A: Khi tham gia giao thông đường bộ
B: Chỉ khi đi trên đường chuyên dùng; đường cao tốc
C: Chỉ khi tham gia giao thông trên đường tỉnh lộ hoặc quốc lộ
D: Chỉ khi tham gia giao thông trên các tuyến đường có cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý
Câu 4: Tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định nồng độ cồn cho phép đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường là bao nhiêu?
A: Không vượt quá 0,2 miligam/lit khí thở
B: Không vượt quá 0,25 miligam/lit khí thở
C: Không vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở
D: Nghiêm cấm
Câu 5: Hành vi nào sau đây không bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 13 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008:
A: Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép
B: Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ
C: Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường quy định
D: Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng
Câu 6: Theo quy định tại Điều 30, Luật Giao thông đường bộ, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được phép sử dụng ô (dù) không?
A: Được sử dụng khi trời mưa
B: Chỉ người ngồi đằng sau xe được sử dụng
C: Không được sử dụng
D: Được sử dụng nếu không có áo mưa
Câu 7: Theo Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội quy định khi tham gia giao thông trong trường hợp gặp tai nạn trên đường, ông/bà nên làm những việc gì?
A: Bảo vệ hiện trường, Cấp cứu người bị nạn, cung cấp thông tin về tai nạn giao thông tới cơ quan công an
B: Dừng, đỗ xe quay video clip đưa lên mạng xã hội
C: Nhanh chóng rời khỏi hiện trường để tránh ùn tắc giao thông
Câu 8: Theo quy định tại Điều 10 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn tín hiệu hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
A: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
B: Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông
C: Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ
D: Theo quyết định của người tham gia giao thông nhưng phải bảo đảm an toàn
Câu 9: Theo quy định tại Điều 30 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy có được phép hay không?
A: Được phép
B: Tuỳ trường hợp
C: Không được phép
D: Được phép nhưng phải đảm bảo an toàn
Câu 10: Tại Điều 11 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải làm gì?
A: Nhanh chóng điều khiển phương tiện đi qua trước khi người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường
B: Bóp còi phương tiện để cảnh báo và nhanh chóng đi qua
C: Giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn
D: Tăng tốc độ phương tiện và nhanh chóng đi qua nhưng phải đảm bảo an toàn
Câu 11: Theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thực hiện hành vi chở người ngồi trên xe không “đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc “đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật là bao nhiêu?
A: Từ 80.000 đồng – 100.000 đồng
B: Từ 100.000 đồng – 200.000 đồng
C: Từ 150.000 đồng – 200.000 đồng
D: Từ 200.000 đồng – 300.000 đồng
Câu 12: Theo Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội quy định khi tham gia giao thông, ông bà không nên làm những việc nào sau đây?
A: Dừng, đỗ xe sai quy định
B: Lái xe khi đã uống rượu bia
C: Chở quá số người quy định; chở hàng hóa quá tải, quá khổ
D: Tất cả các ý trên
Câu 13: Tại Điều 14 của Luật Giao thông đường bộ, Người lái xe không được vượt xe khác khi gặp trường hợp nào ghi ở dưới đây?
A: Trên cầu hẹp có một làn xe. Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ
B: Trên cầu có từ 02 làn xe trở lên; nơi đường bộ giao nhau không cùng mức với đường sắt; xe được quyền ưu tiên đang đi phía trước nhưng không phát tín hiệu ưu tiên
C: Trên đường có 2 làn đường được phân chia làn bằng vạch kẻ nét đứt
D: Khi đảm bảo đủ các điều kiện an toàn cho phép vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải
Câu 14: Tại Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định những loại xe nào được quyền ưu tiên đi trước trong các loại xe sau đây?
A: Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ
B: Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường
C: Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu
D: Đoàn xe tang
Câu 15: Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật giao thông đường bộ năm 2008 đối với người dắt súc vật đi trên đường bộ được quy định thế nào?
A: Người dẫn dắt súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường
B: Không được dẫn súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới
C: Trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được qua đường khi có đủ điều kiện an toàn
D: Cả 3 ý trên
Câu 16: Theo quy định tại Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019 của Bộ GTVT, trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn tối thiểu ứng với tốc độ lưu hành 60 km/h (V = 60 km/h) là bao nhiêu?
A: 20 mét
B: 25 mét
C: 30 mét
D: 35 mét
Câu 17: Theo Điều 13 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ và xe cơ giới phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A: Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải
B: Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng; xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái
C: Xe thô sơ đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải
D: Xe thô sơ đi trên làn đường bên trái ngoài cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông
Câu 18: Theo quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định độ tuổi nào được phép điều khiển (lái) xe gắn máy có dung tích dưới 50cm3 mà không cần giấy phép lái xe
A: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3
B: Người đủ 17 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3
C: Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3
D: Cả 3 ý trên
Câu 19: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở tối đa hai (02) người trong trường hợp nào dưới đây theo quy định tại Điều 30 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008:
A: Chở người bệnh đi cấp cứu
B: Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật
C: Trẻ em dưới 14 tuổi
D: Cả 3 ý trên
Câu 20: Theo quy định tại Điều 35 Luật giao thông đường bộ 2008, có hành vi nào quy định sau đây không được thực hiện trên đường bộ:
A: Họp chợ, mua bán hàng hóa trên đường bộ
B: Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ
C: Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ
D: Cả 3 ý trên
Câu 21: Theo quy định tại Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi nào sau đây:
A: Sử dụng ô
B: Sử dụng điện thoại di động
C: Sử dụng các thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính
D: Cả 3 ý trên
Câu 22: Theo Điều 25 Luật giao thông đường bộ quy định: Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, người tham gia giao thông phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?
A: 5m
B: 3m
C: 4m
D: 6m
Câu 23: Ông/bà hãy nêu quy tắc giao thông tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt tại vị trí không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu được quy định tại Luật Giao thông đường bộ
A: Nhanh chóng điều khiển phương tiện đi qua nơi giao nhau
B: Quan sát, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi
C: Người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần
D: Nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì nhanh chóng đi qua nếu cảm thấy an toàn
Câu 24: Theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn ở mức 0,3 miligam/lít khí thở là bao nhiêu:
A: Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 3 tháng đến 5 tháng, tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày
B: Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 10 tháng đến 12 tháng, tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày
C: Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 16 tháng đến 18 tháng, tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày
D: Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 22 tháng đến 24 tháng, tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày
Câu 25: Theo quy định Luật Giao thông đường bộ năm 2008, khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi nào không được phép?
A: Buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy
B: Sử dụng xe để chở người hoặc hàng hoá theo quy định; để chân chạm xuống đất khi khởi hành
C: Đội mũ bảo hiểm; chạy xe đúng tốc độ quy định và chấp hành đúng quy tắc giao thông đường bộ
D: Chở người ngồi sau dưới 16 tuổi
Câu 26: Theo ông/bà, hành vi nào sau đây được coi là không có văn hóa giao thông?
A: Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường, đúng tốc độ quy định
B: Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ
C: Không uống rượu, bia trước và trong khi điều khiển phương tiện giao thông
D: Tranh cãi, xô xát khi xảy ra va chạm giao thông
Câu 27: Theo quy định tại Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019 của Bộ GTVT, tốc độ tối đa cho phép của xe máy điện khi tham gia giao thông là bao nhiêu?
A: Không quá 20 km/h
B: Không quá 30 km/h
C: Không quá 40 km/h
D: Không quá 50 km/h
Câu 28: Tại Điều 30 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?
A: Được mang, vác tuỳ trường hợp cụ thể
B: Không được mang, vác
C: Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn
D: Được mang, vác tùy theo sức khỏe của bản thân
Câu 29: Theo quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019; đối tượng nào dưới đây bị cấm sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông?
A: Người điều khiển: Xe ô tô, xe mô tô, xe đạp, xe gắn máy
B: Người ngồi phía sau người điều khiển xe cơ giới
C: Người đi bộ
D: Cả ý A và B
Câu 30: Theo quy định tại Điều 14 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, hành vi vượt xe tại các vị trí có tầm nhìn hạn chế, đường vòng, đầu dốc có bị nghiêm cấm hay không?
A: Không bị nghiêm cấm
B: Không bị nghiêm cấm khi rất vội
C: Bị nghiêm cấm
D: Không bị nghiêm cấm khi khẩn cấp