Điểm sàn là gì? 2023

Điểm sàn là điểm tối thiểu thí sinh phải đạt được để các trường Đại học hay Cao đẳng lấy làm cơ sở xét tuyển sinh, điểm sàn sẽ giúp các trường định ra mức điểm xét tuyển bằng cách căn cứ vào chỉ tiêu tuyển và điểm thi của thí sinh.

Nếu điểm chuẩn là một thuật ngữ khá quen thuộc thì điểm sàn lại ít khi được người ta nhắc đến. Vậy điểm sàn là gì? Giữa điểm sàn và điểm chuẩn khác nhau như thế nào?

Điểm sàn là gì?

Sau các kì thi trung học phổ thông quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố mức điểm sàn. Đây là mức điểm tối thiểu mà các trường đại học cần phải dựa vào để đưa ra mức điểm xét tuyển riêng cho trường của mình. Các trường học không được phép lấy điểm tuyển sinh dưới mức điểm sàn mà phải bằng hoặc lớn hơn mức điểm sàn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Điểm sàn là điểm tối thiểu thí sinh phải đạt được để các trường Đại học hay Cao đẳng lấy làm cơ sở xét tuyển sinh, điểm sàn sẽ giúp các trường định ra mức điểm xét tuyển bằng cách căn cứ vào chỉ tiêu tuyển và điểm thi của thí sinh.

Quy định điểm sàn có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo nguồn chất lượng đầu vào của một trường dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh, điểm thi của thí sinh và số lượng đơn đăng kí vào các nhóm ngành hoặc ngành của trường. Điểm sàn được xem như là điều kiện cần để nhà trường tiếp nhận hồ sơ đăng kí của thí sinh.

Thông thường, điểm sàn thường được các trường công bố sau khi thí sinh biết điểm thi TLVN GroupT quốc gia. Đây sẽ là căn cứ để các thí sinh điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp.

Như đã đề cập ở trên, điểm sàn sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quy định mức điểm sàn đối với các ngành đào tạo giáo viên, y khoa, y học cổ truyền, răng hàm mặt, dược học, điều dưỡng, hộ sinh, dinh dưỡng… đào tạo trình độ đại học. Cũng chính vì vậy, các trường đào tạo các ngành nêu trên phải xây dựng phương án tuyển sinh dựa trên ngưỡng điểm sàn được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Đối với những nhóm ngành khác, các trường có thể tự xác định điểm sàn và đưa ra mức điểm sàn dựa vào chỉ tiêu xét tuyển cũng như điểm thi của thí sinh.

Điểm chuẩn là gì?

Điểm chuẩn hay thường được gọi là điểm trúng tuyển là mức điểm thí sinh cần đạt được để đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành học của trường đăng ký xét tuyển.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải mọi thí sinh đạt mức điểm chuẩn đều đỗ vào trường đại học, cao đẳng mà họ đã đăng ký. Trường hợp có nhiều thí sinh đăng ký và vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh của trường, các trường đại học, cao đẳng thường sẽ áp dụng tiêu chí phụ để xét tuyển. Theo đó, các thí sinh có điểm thi ngang nhau nhưng sẽ có một số thí sinh không trúng tuyển vì không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí phụ.

Tiêu chí phụ ở đây có thể là kết quả trong 03 năm học cấp III hoặc điểm thi của một môn cụ thể nào đó, tùy thuộc vào từng trường.

Điểm chuẩn thường được các trường công bố sau khi các thí sinh đã hoàn thành việc điều chỉnh nguyện vọng.

Điểm sàn và điểm chuẩn khác nhau như thế nào?

Từ những nội dung đã phân tích ở trên, có thể thấy một số điểm khác biệt giữa điểm sàn và điểm chuẩn như sau:

– Về thời điểm công bố:

+ Điểm sàn sẽ công bố trước hoặc trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh;

+ Điểm chuẩn được các trường công bố sau khi đã kết thúc thời gian điều chỉnh nguyện vọng.

– Tính chất:

+ Điểm sàn mang tính tham khảo để đăng ký vào các ngành, các trường. Thí sinh có điểm xét tuyển cao hơn điểm sàn sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn.

+ Điểm chuẩn là điều kiện để trúng tuyển vào ngành học, trường học mà thí sinh đã đăng ký.

– Trong nhiều trường hợp, điểm chuẩn thường cao hơn điểm sàn.

Tại sao thí sinh đủ điểm sàn nhưng vẫn trượt Đại học?

Nhiều phụ huynh, học sinh lầm tưởng rằng, điểm thi bằng điểm sàn là chắc chắn sẽ đỗ đại học. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều thí sinh đủ điểm sàn nhưng trượt Đại học. Nguyên nhân là vì điểm sàn chỉ được xem như là điều kiện cần. Đủ điểm sàn, các nguyện vọng mới được tiếp tục xét tuyển. Điều kiện đủ để chắc chắn trúng tuyến đại học thì thí sinh phải căn cứ vào điểm chuẩn hay còn gọi điểm trúng tuyển của các ngành, các trường mà mình đăng ký.

Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể như sau: Năm 2020, điểm sàn của trường Đại học X là 20 điểm khối C, nhưng điểm chuẩn (điểm trúng tuyển) khối C của trường là 25 điểm. Thí sinh Y tuy được 20 điểm – đủ điểm sàn nhưng vẫn không đỗ vào trường Đại học X. Do đó, để đỗ vào trường X thì thí sinh Y phải đạt ít nhất 25 điểm khối C.

Điểm sàn, điểm chuẩn ảnh hưởng như thế nào đến thí sinh?

Các trường sẽ lựa chọn thí sinh trúng tuyển và công bố điểm chuẩn dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh và điểm số của thí sinh đã đăng ký. Vì vậy, thí sinh cần nghiên cứu kỹ điểm sàn năm tuyển sinh và điểm chuẩn các năm trước để đăng ký nguyện vọng phù hợp.

Điểm thi cao hơn điểm sàn thì cơ hội trúng tuyển vào các ngành, các trường mà mình đăng ký sẽ cao hơn. Bên cạnh điểm sàn, trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh có thể so sánh điểm chuẩn của ngành mình muốn xét tuyển ở các năm trước với điểm thi thực tế để lựa chọn và sắp xếp thứ tự nguyện vọng đăng ký xét tuyển hợp lý.  

Trên đây là một số nội dung đáng lưu ý về bài viết với tiêu đề Điểm sàn là gì?. Hi vọng bài viết đã đem đến cho Qúy độc giả nhiều thông tin hữu ích.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com