Đơn đề nghị thực hiện vai trò hòa giải

Đơn đề nghị thực hiện vai trò hòa giải được cơ quan, cá nhân lập trong những trường hợp nào, cần đảm bảo những nội dung gì. Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Định nghĩa Đơn đề nghị thực hiện vai trò hòa giải

Đơn đề nghị thực hiện vai trò hòa giải là đơn được cá nhân, tổ chức đang có tranh chấp, vướng mắc gửi tới cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý. Mục đích nhằm yêu cầu cơ quan này trực tiếp hoặc cử cá nhân tiến hành làm trung gian, hòa giải giải quyết vấn đề đặt ra.

Mẫu Đơn đề nghị thực hiện vai trò hòa giải

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2020

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN VAI TRÒ HÒA GIẢI

Kính gửi: Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 12 – phố Pháo Đài Láng, quận Đống Đa

– Căn cứ Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013;

– Căn cứ Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở;

Tên:                                                                  ngày sinh:                                Giới tính:

CMND số:                                                        ngày cấp:                                 Nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

Tôi viết đơn này xin được trình bày sự việc như sau:

Ông Nguyễn T. – chủ cửa hàng phở số 24 Pháo Đài Láng thường xuyên dựng xe của khách trước cổng nhà bà Phạm Nguyệt N. số 26 Pháo Đài Láng. Tuy bà N. đã nhiều lần nhắc nhở, ông Toàn vẫn tiếp diễn hành vi trên. Vào hồi 11 giờ 55 phút sáng ngày 13/01/2020, con trai bà N. tức anh Hà Văn M. đã qua nhà ông T. gây gổ, đập phá bàn ghế cửa tiệm. 02 bên xảy ra xung đột kéo dài, cãi vã gây mất trật tự khu phố.

Căn cứ vào khoản 3, điều 16 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013:

Điều 16. Căn cứ tiến hành hòa giải

Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

3. Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Căn cứ vào điểm a, khoản 1, điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP:

Điều 5. Phạm vi hòa giải ở cơ sở

1. Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:

a) Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác)

Theo đó, trước hết tôi nhận thấy mình có quyền đề nghị hòa giải với tư cách là cá nhân có liên quan trong vụ việc kể trên. Đồng thời, tôi cho rằng mâu thuẫn giữa ông T. và gia đình bà N. chính là mâu thuẫn về lối sống, sinh hoạt hằng ngày. Mâu thuẫn này có thể được xử lý thông qua con đường hòa giải ở cơ sở.

Vì vậy, tôi đề nghị Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 12 kịp thời, nhanh chóng phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải giữa các bên có mâu thuẫn.

Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật. Tôi sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp và trung thực của các nội dung trên.

Người viết đơn

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com