Nếu người lao động và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không thuộc một trong các trường hợp nêu trên hoặc thuộc các trường hợp đó nhưng không đảm bảo thời gian báo trước thì đều bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng là một trong những quyền cơ bản của người lao động. Nhưng Đơn phương chấm dứt hợp đồng có được hưởng bảo hiểm xã hội không? Khách hàng quan tâm đến nội dung trên vui lòng theo dõi bài viết để có thêm các thông tin hữu ích.
Khi nào người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động quy định Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Quyền lợi khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật sẽ giúp các bên thực hiện được mong muốn kết thúc quan hệ lao động mà vẫn nhận được quyền lợi chính đáng và giảm bớt trách nhiệm phải thực hiện.
Trong quan hệ lao động, người lao động luôn có phần yếu thế hơn nên dù người này đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp hay bị đơn phương chấm dứt hợp đồng thì hầu hết đều được hưởng các quyền lợi sau:
– Được nhận trợ cấp thôi việc, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng do tự ý bỏ việc từ 05 ngày làm việc liên tục.
– Được thanh toán tiền lương và các quyền lợi khác.
– Được xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và nhận lại giấy tờ khác.
Trong khi đó, người sử dụng lao động chỉ có thể yêu cầu người lao động bàn giao lại cộng việc và thanh toán những khoản tiền mà còn nợ doanh nghiệp.
Tương ứng với quyền của một bên chính là trách nhiệm của bên còn lại khi hợp đồng lao động bị chấm dứt. Nếu không thực hiện đúng, người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật có phải bồi thường?
Nếu người lao động và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không thuộc một trong các trường hợp nêu trên hoặc thuộc các trường hợp đó nhưng không đảm bảo thời gian báo trước thì đều bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, bên vi phạm sẽ phải bồi thường cho bên còn lại như sau:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật phải Bồi thường:
– Nửa tháng tiền lương.
– Khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước).
– Chi phí đào tạo (nếu được đào tạo nghề từ kinh phí của người sử dụng).
+ Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật:
– Phải nhận lại người lao động vào làm việc và bồi thường:
Tiền lương, đóng các loại bảo hiểm bắt buộc trong những ngày người lao động không được làm việc.
Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước).
Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Nếu người lao động không muốn làm việc, thì ngoài các khoản trên người sử dụng còn phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Nếu không muốn nhận lại và người lao động đồng ý thì bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
– Về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN): Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm thì người lao động đơn chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật thì không đủ điều kiện hưởng TCTN. Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo quy định của pháp luật thì vẫn được hưởng TCTN khi đủ điều kiện hưởng TCTN theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm.
– Về hưởng BHXH một lần: Theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH năm 2014 một trong các trường hợp sau đây mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần:
+ Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
+ Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.
+ Ra nước ngoài để định cư;
+ Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp đặc biệt như ra nước ngoài định cư, mắc bệnh hiểm nghèo như nêu trên thì sau khi nghỉ việc có thể nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần ngay. Nếu thuộc trường hợp còn lại, sẽ được nhận BHXH một lần sau một năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng BHXH.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Đơn phương chấm dứt hợp đồng có được hưởng bảo hiểm xã hội không? Khách hàng quan tâm, theo dõi nội dung bài viết có điều gì còn vướng mắc vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.
->>> Tham khảo thêm: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng
->>> Tham khảo thêm: Tư vấn soạn thảo hợp đồng