Đơn yêu cầu trả lại vỉa hè

Đơn yêu cầu trả lại vỉa hè cần gửi tới đâu, kèm theo nội dung gì, viết thế nào là hợp lý. Xin mời các bạn tham khảo biểu mẫu sau đây.

Định nghĩa Đơn yêu cầu trả lại vỉa hè

Đơn yêu cầu trả lại vỉa hè là mẫu đơn thể hiện quan điểm của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức về việc bị chiếm dụng vỉa hè hoặc có quy hoạch vỉa hè gây ra sự bất tiện cho người làm đơn.

Mẫu Đơn yêu cầu trả lại vỉa hè

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2020

ĐƠN YÊU CẦU TRẢ LẠI VỈA HÈ

Kính gửi: Ông Hà Anh Tuấn – Trưởng phòng Quản lý đô thị – UBND quận Đống Đa

– Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

– Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

– Căn cứ Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

Tên tôi là:             Ngày sinh:                  Giới tính:

CMND số:                   Ngày cấp:                 Nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Số điện thoại:                 Email:

Tôi viết đơn này xin được trình bày sự việc như sau:

Hiện nay, tình trạng lấn chiếm vỉa hè tại khu phố Pháo Đài Láng, phường Láng Thượng đang diễn biến ngày một phức tạp. Lượng quầy bán hàng rong tại vỉa hè không ngừng gia tăng, từ đó đã hình thành nên những phiên chợ trời tự phát. Vừa qua, vào hồi 18:00 ngày 10 tháng 01 năm 2020 đã ghi nhận một vụ ẩu đả giữa nam thanh niên điều khiển xe máy và một phụ nữ bán hàng trên vỉa hè. Cụ thể, người điều khiển xe máy do ùn tắc dưới lòng đường đã điều khiển phương tiện lấn chiếm vỉa hè, đâm thẳng vào gánh hoa của người bán hàng. Sau khi lời qua tiếng lại, 02 bên đã có hành vi bạo lực gây mất trật tự công cộng.

Căn cứ điểm a, điểm b khoản 2 điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định các hành vi nghiêm cấm thực hiện trên đường bộ:

Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ

2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;

b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ

Căn cứ điểm a, khoản 1 điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CPquy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ:

Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng,…

Tôi nhận định rằng hành vi lấn chiếm vỉa hè của hàng loạt các quán hàng rong là vi phạm pháp luật và cần nhanh chóng tiến hành xử phạt theo đúng quy định. Từ những căn cứ trên, tôi yêu cầu Phòng quản lý đô thị thực hiện:

– Tuần tra giám sát việc lấn chiếm vỉa hè tại khu phố

– Kịp thời xử lý các hành vi vi phạm

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới các hộ gia đình thuộc tổ dân phố

– Định kỳ tuần tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật về sử dụng, khai thác vỉa hè

Tôi cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật. Tôi sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp và trung thực của các nội dung trên.

Người viết đơn

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com