Miền Nam, 05/1954. Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. Mỹ vào thay chân Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.
Những cuộc kháng chiến của dân tộc qua đi, để lại phía sau là những nổi đau những mất mát nặng nề đối với cả một dân tộc. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được niềm tự hào, sự ghi nhớ của các đời sau dành cho những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.
Cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơnevo (1954)
Thứ nhất: Nhiệm vụ cách mạng
– Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Đó là quan hệ giữa hậu phương với tuyền tuyến.
– Vai trò và mối quan hệ của cách mạng hai miền: Miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước, còn miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền bắc, tiến tới thống nhất đất nước.
– Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Đây là đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975.
Thứ hai: Tình hình nước ta sau khi ký hiệp định Gionever (1954)
Với việc ký và thực hiện Hiệp định nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hao chế độ chính trị khác nhau.
– Miền Nam, 05/1954. Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. Mỹ vào thay chân Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.
– Miền bắc hoàn toàn được giải phóng, ngày 10/10/1954 bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô. Ngày 15/05/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, tạo điều kiện cho miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Để có thêm thông tin về Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975 Quý vị hãy tiếp tục theo dõi phần tiếp theo của bài viết.
Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1954
– Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 9 (11/1963) ngoài việc xác định đúng đắn quan điểm quốc tế, hướng hoạt động đối ngoại vào việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đánh Mỹ và thắng Mỹ. Đi đến quyết định nhiều vấn đề quan trọng về cách mạng miền Nam. Hội nghị khẳng định đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và cả hai đều có vai trò quyết định cơ bạn. Đồng thời, nhấn mạnh yêu cầu mới của đấu tranh vũ trang. Miền Bắc, Hội nghị tiếp tục xác định trách nhiệm căn cứ địa, hậu phương đối với cách mạng miền Nam, đồng thời nâng cao cảnh giác, triển khai mọi mặt, sẵn sàng đối phó với âm mưu đánh phá của địch.
– Trước những cuộc chiến ở miền Nam “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị trung ương lần thứ 11 (3/1965) và lần thứ 12 (12/1965) đã nếu ra đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước như sau:
+ Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: Nêu cai khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “ Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”.
+ Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng cho rằng cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn chiến lược. Từ sự phân tích và nhận định đó, Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược trong toàn quốc, coi chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam ra Bắc.
+ Phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam, đồng thời phát động chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa và sức chính mình, càng đánh càng mạnh, cố gắng đến mức độ cao.
+ Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước vì xã hội chủ nghĩa là hậu phương vững chắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
+ Tư tưởng và phương châm đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công. “Tiếp tục kiên trì phương châm: Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công”, đánh địch trên cả 03 vùng chiến lược.
+ Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam.
Như vậy, Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975 đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nếu ra bối cảnh lịch sử của giai đoạn này cũng như là nhiệm vụ của cách mạng giai đoạn này.