Việ sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay và sự phổ biến của mạng internet các trang mạng xã hội phát triển một cách nhanh chóng. Trong đó, không thể không thể kể đến mạng xã hội Facebook. Sự tiện dụng và những lại ích của trang mạng xã hội này là điều không phải bàn cãi, tuy nhiên những hệ lụy diễn ra xoay quanh trang mạng này cũng là điều đáng báo động.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm giải đáp cho câu hỏi: Em sẽ làm gì nếu người khác đăng ảnh và nói xấu em trên Facebook?
Em sẽ làm gì nếu người khác đăng ảnh và nói xấu em trên Facebook?
Thứ nhất: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Căn cứ quy định tại Điều 32 – Bộ luật Dân sự năm 2015, về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:
– Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
+ Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.
+ Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại điến dnah dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
– Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 34 – Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, cụ thể:
“1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”
Do đó, có thể nhận thấy cá nhân có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ ba: Pháp luật hình sự quy định liên quan đến hành vi nói xấu em trên facebook
Người có hành vi nói xấu người khác trên facebook có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hai tội danh sau được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể:
“ Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh sự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền;…”
Từ những quy định trên, có thể thấy được việc người khác đăng ảnh và nói xấu trên facebook là vi phạm pháp luật, tùy thuộc vào tính chất của hành vi tới đâu thì có thể xử lý tới đó. Do đó, nếu bị người khác sử dụng hình ảnh và nói xấu trên facebook quý bạn đọc có thể:
– Gửi đơn hoặc có yêu cầu trực tiếp đến cá nhân hoặc tổ chức sử dụng hình ảnh của mình buộc gỡ bỏ những hình ảnh xuống.
+ Gửi đơn đến Cơ quan Sở Thông tin và Truyền thông nơi cá nhân, tổ chức đó cư trú hoặc có trụ sở.
+ Gửi đơn đến Tòa án nơi cá nhân, tổ chức đó cư trú và yêu cầu giải quyết.
Như vậy, Em sẽ làm gì nếu người khác đăng ảnh và nói xấu em trên facebook? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phái trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp cá kiến thức pháp luật xoay quanh hành vi sử dụng hình ảnh, nói xấu người khác trên mạng xã hội. Chúng tôi mong rằng những nội dung trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.