Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải 2023

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải

Khái niệm hòa giải

Bên thứ ba làm trung gian hòa giải có thể làm việc với từng bên để giúp mỗi bên tìm ra phương án giải quyết riêng của họ”. Thông qua làm việc với từng bên, bên trung gian giúp các bên tranh chấp đến gần nhất với những điểm mà họ có thể thỏa hiệp với nhau nhằm mục đích giúp các bên giải quyết các bất đồng theo hướng có thể chấp nhận được đối với tất cả các bên liên quan. Bên thứ ba làm trung gian hòa giải phải thực sự đóng vai trò trung gian, tuyệt đối công bằng và vô tư đối với tất cả các bên tranh chấp. 

Hòa giải được khuyến khích sử dụng bởi pháp luật với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp nhằm giảm bớt áp lực xét xử cho Tòa án được quy định bởi pháp luật của nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam. Ở Úc, hòa giải với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực lao động được quy định tại khoản 25 Điều 51 Hiến pháp nước này. Luật Gia đình của Úc (Family Act 1975), Luật Tòa án Liên bang của Úc (Federal Court of Australia Act 1976), Luật về Tòa án (Hòa giải và trọng tài) (Courts (Mediations and Arbitration) Act 1991) đều có những quy định liên quan đến việc sử dụng bên thứ ba làm trung gian hòa giải các tranh chấp trước khi vụ việc được giải quyết bằng tòa án.

Đặc điểm của hòa giải

 Hòa giải có những đặc điểm sau: 

– Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải đã có sự hiện diện của bên thứ ba (do các bên tranh chấp lựa chọn) làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp. Bên hòa giải không phải là người đưa ra phán quyết cuối cùng mà việc lựa chọn giải pháp giải quyết tranh chấp hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên. So với trọng tài hay Tòa án, hòa giải mang tính chất ôn hòa hơn bởi lẽ trong quá trình hòa giải, các bên không coi nhau như là bên có tranh chấp quyền lợi với mình mà là những người cùng chí hướng để tìm ra sự thật nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của cả hai bên. 

– Thứ hai, quá trình hòa giải các bên tranh chấp cũng không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp | luật về thủ tục hòa giải. Tuy nhiên, trong các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án hay trọng tài, đều có những quy định về hòa giải. . 

– Thứ ba, kết quả hòa giải được thực thi cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lí nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải.. 

– Cũng giống như thương lượng, giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải thực chất vẫn được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết và hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện của các bên tranh chấp. 

Các hình thức hòa giải 

– Căn cứ vào các quy định tố tụng, hòa giải bao gồm: Hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng. 

+ Hoà giải ngoài tố tụng: Là hình thức hoà giải qua trung gian, được các bên tiến hành trước khi đưa vụ tranh chấp ra cơ quan tài phán. Đối với hoà giải ngoài tố tụng, pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới coi đây là công việc riêng của các bên nên không điều chỉnh | trực tiếp và chi tiết. 

+ Hoà giải trong tố tụng: Là hoà giải được tiến hành tại Toà án hay trọng tài khi các cơ quan này giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên. Người trung gian hoà giải trong trường hợp này là toà án và trọng tài (cụ thể là thẩm phán hoặc trọng tài viên phụ trách vụ việc). Hoà giải trong tố tụng được coi là một bước, một giai đoạn trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng con đường toà án hay trọng tài. Hòa giải chỉ được tiến hành khi một bên có đơn kiện gửi đến Toà án hoặc đơn yêu cầu trọng tài giải quyết và đơn này được thụ lý. 

– Căn cứ vào cách thức tổ chức, có hai phương thức hòa giải: hòa giải vụ việc và hòa giải quy chế. 

Hòa giải vụ việc là hình thức theo đó, chính các bên tranh chấp tổ chức và giám sát quá trình hòa giải mà không có sự tham gia của bất kỳ tổ chức nào. Các bên có thể thoả thuận để xây dựng trình tự, thủ tục | hoà giải hoặc lựa chọn các quy tắc hoà giải phổ biến trên thế giới, chẳng hạn Quy tắc Hòa giải của UNCITRAL (The United Nations Commission on International Trade Law Conciliation Rules) 1980. 

Hòa giải quy chế là hình thức hòa giải do một tổ chức hoặc một trung tâm chuyên nghiệp, giám sát tố tụng trọng tài tiến hành’. Hòa giải quy chế có quy tắc tố tụng riêng. Chẳng hạn, quy tắc Hòa giải lựa chọn của Phòng Thương mại Quốc tế (The Rules of Optional Conciliation of the International Chamber of Commerce) được nhiều trung tâm hòa giải vận dụng để xây dựng quy chế hòa giải cho mình. Quy tắc hòa giải của Trung tâm Hệ thống Trọng tài Châu Âu – Ả Rập (The Rules of Conciliation of the Euro – Arab Arbitration System Centre) là quy tắc hòa giải được trung tâm này sử dụng để hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu của các bên. 

Ưu và nhược điểm của giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng hòa giải 

Một là: Ưu điểm 

Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng hòa giải cũng có nhiều ưu điểm như phương thức thương lượng, bởi tính đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, sự linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém, 

– Bên cạnh những ưu điểm chung, hòa giải còn có ưu điểm vượt trội được mang lại bởi sự tham gia của người thứ ba trong quá trình giải quyết tranh chấp. Bên thứ ba được các bên chọn làm trung gian hòa giải thường là người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp. Vì vậy, trong những trường hợp kinh nghiệm và sự hiểu biết của các bên về vấn đề tranh chấp còn nhiều hạn chế, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng sẽ khó có khả năng đạt kết quả, nhưng khi có sự can thiệp của người thứ ba làm trung gian hòa giải thì cơ hội thành công lại cao hơn. 

– Ngoài ra, kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến bởi người thứ ba nên mức độ tôn trọng và tự nguyện tuân thủ các cam kết đã đạt được trong quá trình hoà giải giữa các bên cũng cao hơn so với phương thức thương lượng

Hai là: Nhược điểm 

Mặc dù có sự trợ giúp của người thứ ba làm trung gian hòa giải nhưng nếu một bên không trung thực, thiếu sự thiện chí, hợp tác trong quá trình đàm phán thì hòa giải cũng khó có thể đạt được kết quả 

mong đợi. 

Trong quá trình hòa giải các bên phải trao đổi, cung cấp thông tin với người thứ ba về hoạt động kinh doanh của mỗi bên liên quan đến vụ tranh chấp nên uy tín cũng như bí mật trong kinh doanh của mỗi bên cũng bị ảnh hưởng. 

Bên cạnh đó, chi phí cho quá trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải cũng thường tốn kém hơn so với thương lượng, bởi một hoặc các bên tranh chấp phải trả khoản dịch vụ phí cho người thứ ba làm trung gian hòa giải.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com