Hợp đồng khoán việc được giao kết đối với những công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định. Đối với những công việc mang tính chất ổn định, lâu dài thì sẽ không được ký dưới hình thức khoán việc mà sẽ ký dưới hình thức hợp đồng lao động.
Khách hàng đang quan tâm đến giải đáp thắc mắc liên quan về Giáo viên có được ký hợp đồng khoán việc hay không? Vui lòng theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi để có thêm thông tin hữu ích.
Hợp đồng khoán việc là gì?
Hiện nay, pháp luật lao động cũng như các văn bản liên quan chưa đưa ra quy định cụ thể về loại hợp đồng khoán việc. Tuy nhiên, trên thực tế, loại hợp đồng này được sử dụng khá nhiều mà được coi là một hợp đồng dân sự được ký kết giữa các bên với nhau.
Từ đó có thể hiểu hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định, sau khi hoàn thành phải bàn giao lại cho bên giao khoán kết quả công việc, bên giao khoán nhận kết quả công việc và trả cho bên nhận khoán thù lao đã thỏa thuận.
Hợp đồng khoán việc được giao kết đối với những công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định. Đối với những công việc mang tính chất ổn định, lâu dài thì sẽ không được ký dưới hình thức khoán việc mà sẽ ký dưới hình thức hợp đồng lao động. Cho nên trường hợp này có được ký hợp đồng khoán việc hay không còn xem lại tính chất công việc
Giáo viên có được ký hợp đồng khoán việc hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các loại hợp đồng như sau:
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
Như vậy hiện nay, pháp luật lao động chỉ ghi nhận hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn. Và như ở trên chúng tôi đã đề cập Hợp đồng khoán việc được giao kết đối với những công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định. Đối với những công việc mang tính chất ổn định, lâu dài thì sẽ không được ký dưới hình thức khoán việc mà sẽ ký dưới hình thức hợp đồng lao động. Cho nên trường hợp này có được ký hợp đồng khoán việc hay không còn xem lại tính chất công việc.
Các loại hợp đồng làm việc của viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm trong đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị này (căn cứ Điều 2 Luật Viên chức năm 2010).
Theo đó, khi được tuyển dụng, viên chức ký hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập để thỏa thuận về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Viên chức thực hiện 02 loại hợp đồng làm việc theo khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi 2019:
– Hợp đồng không xác định thời hạn: Là hợp đồng mà hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực, áp dụng với người được tuyển dụng trước 01/7/2020; cán bộ, công chức chuyển sang viên chức; viên chức được tuyển dụng làm việc tại vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn;
– Hợp đồng xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực trong thời gian từ đủ 12 – 60 tháng, áp dụng với người được tuyển dụng vào viên chức kể từ ngày 01/7/2020.
Như vậy, khác với người lao động, viên chức không ký hợp đồng lao động khi làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập mà thực hiện theo chế độ hợp đồng làm việc.
Viên chức có được ký hợp đồng lao động để làm ngoài không?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Viên chức năm 2010, về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định, viên chức có quyền:
– Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
– Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Đồng thời, Điều 19 Luật Viên chức quy định những việc viên chức không được làm không hạn chế quyền được ký kết hợp đồng lao động để làm thêm với các doanh nghiệp khác.
Có thể thấy, viên chức hoàn toàn có thể ký hợp đồng lao động với công ty khác để làm ngoài bên cạnh việc làm việc theo hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập.
Tuy nhiên, viên chức phải lưu ý chỉ được làm ngoài thời gian làm việc nêu trong hợp đồng làm việc, phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp và nội dung công việc không vi phạm điều cấm của luật.
Đặc biệt, nếu là viên chức có chức vụ, quyền hạn thì còn phải đáp ứng các quy tắc ứng xử nêu tại Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018. Khi đó, viên chức không được làm những việc sau nhằm đảm bảo liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ:
– Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
– Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định;
– Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác…
Trên đây là một số thông tin chúng tôi muốn chia sẻ với Khách hàng về Giáo viên có được ký hợp đồng khoán việc hay không? Khách hàng quan tâm theo dõi nội dung bài viết có vướng mắc nào khác vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.
->>> Tham khảo thêm: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng
->>> Tham khảo thêm: Tư vấn soạn thảo hợp đồng