Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ nhưng phải đáp ứng điều kiện theo quy định.
Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của pháp luật thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác. Giáo viên có phải là đối tượng được thuê nhà ở công vụ hay không?
Nguyên tắc xác định giá thuê nhà ở công vụ
Trước khi trả lời câu hỏi Giáo viên có phải là đối tượng được thuê nhà ở công vụ hay không? cần nắm được nguyên tắc xác định giá thuê nhà ở công vụ như sau:
– Tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết để thực hiện quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê trong quá trình sử dụng nhà ở công vụ.
– Không tính tiền sử dụng đất xây dựng nhà ở công vụ và không tính chi phí khấu hao vốn đầu tư xây dựng nhà ở công vụ hoặc chi phí mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ.
– Giá thuê nhà ở công vụ do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Nhà ở 2014 quyết định và được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ.
– Trường hợp thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ thì người thuê nhà ở công vụ trả tiền thuê nhà ở thấp hơn giá thuê nhà ở thương mại theo quy định của Chính phủ.
Giáo viên có phải là đối tượng được thuê nhà ở công vụ hay không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Nhà ở 2014 đối tượng được thuê ở nhà công vụ như sau:
Điều 32. Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ
1. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm:
a) Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;
b) Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên;
c) Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm b khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang;
đ) Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
e) Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
g) Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
Như vậy từ quy định trên thấy được rằng giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ.
Tuy nhiên phải đáp ứng được điều kiện là phải thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác.
Hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực khác nhau.
Giáo viên có phải là đối tượng được thuê nhà ở công vụ hay không? Câu trả lời là giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ nhưng phải đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật.
Giáo viên thuê nhà ở công vụ có được cho người khác thuê lại không?
Giáo viên có phải là đối tượng được thuê nhà ở công vụ hay không? đã được giải đáp ở nội dung trên, vậy trường hợp giáo viên thuê nhà ở công vụ thì có được cho người khác thuê lại không?
Theo quy định tại Điểm c khoản 2 Điều 34 Luật Nhà ở 2014 quy định không được cho thuê lại, cho mượn, ủy quyền quản lý nhà ở công vụ.
Như vậy giáo viên thuê nhà ở công vụ không được cho người khác thuê lại theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với người thuê nhà ở công vụ có hành vi cho thuê lại hoặc ủy quyền quản lý nhà ở công vụ.
Theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
Bên cạnh đó, đối với hành vi vi phạm này, người được thuê nhà ở công vụ sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi lại nhà ở công vụ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 65 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Quyền của người thuê nhà công vụ
– Nhận bàn giao nhà ở và các trang thiết bị kèm theo nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà;
– Được sử dụng nhà ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác;
– Đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời những hư hỏng nếu không phải do lỗi của mình gây ra;
– Được tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà ở công vụ nếu hết thời hạn thuê nhà ở mà vẫn thuộc đối tượng và có đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật này;
– Thực hiện các quyền khác về nhà ở theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ.