Hợp đồng thông minh được coi như một phầm mềm ứng dụng máy tính, đang dần trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi và hiệu quả mà nó mang lại.
Đối với các cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài, việc ứng dụng hợp đồng thông minh đang rất phổ biến và được dùng trong rất nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên ở Việt Nam, hình thức này còn rất mới và chưa được phổ biến rộng rãi.
Hợp đồng thông minh là gì?
Hợp đồng thông minh (smart contracts) là hợp đồng điện tử, một ứng dụng hay một chương trình được lập trình bắt buộc thực hiện các điều khoản hợp đồng được thực hiện bởi một bộ quy tắc cụ thể.
Cách thức hoạt động của hợp đồng thông minh:
– Hợp đồng thông minh hoạt động như một phần mềm ứng dụng trên máy tính. Hợp đồng thông minh thực hiện trong trường họp thỏa mãn các điều kiện nhất định hay đơn giản, hợp đồng thông minh chỉ là một đoạn mã chạy trên hệ thống phân tán.
– Hợp đồng thông minh do máy tính kiểm soát và EOA (EOA là viết tắt của externally owne account nghĩa là tài khoản độc lập) sẽ là người dùng kiểm soát. Bởi hợp đồng thông minh thực thi, quản lý các hoạt động trên hệ thống phân tán khi các người dùng tương tác.
– Hợp đồng thông minh được xây dựng trên một mã hợp đồng và khóa công khai. Khóa công khai bao gồm 02 loại: khóa do người tạo hợp đồng cung cấp và khóa đại diện cho hợp đồng có vai trò như mã định danh kỹ thật cho mỗi hợp đồng.
– Hợp đồng thông minh hoạt động thông qua hệ thống phân tán và được kích hoạt một EOA kích hoạt.
Hợp đồng thông minh có những đặc điểm như sau:
– Hợp đồng thông minh chỉ thực hiện các hoạt động đã được lập trình để thực hiện khi các tác vụ thỏa mãn các điều kiện, và kết quả của hợp đồng thông minh không thay đổi do người dùng là ai.
– Hợp đồng thông minh chỉ thực hiện các hành động khi được kích hoạt và sẽ tự động hóa tất cả tác vụ.
– Sau khi kích hoạt, hợp đồng thông minh không thể sửa đổi mà chỉ có thể xóa nếu được cài đặt từ trước.
– Hợp đồng thông minh hoạt động trên hệ thống phân tán công khai, ai cũng có thể xem mà không thay đổi được mã nguồn.
Hợp đồng thông minh là hợp đồng điện tử và có những ưu điểm và khuyết điểm nhất định:
– Ưu điểm:
+ Hợp đồng thông minh có thể lập trình được vì thế khả năng tùy chỉnh cao, được thiết kế theo nhiều cách khác nhau.
+ Hợp đồng thông minh là chương trình tự thực hiện, có thể làm tăng tính minh bạch, rõ ràng và tiết kiệm chi phí hoạt động.
– Hạn chế của hợp đồng thông minh:
+ Là một hệ thống điện tử, hợp đồng thông minh mang đến rủi ro khi có khả năng bị tấn công hoặc gặp lỗi. Hợp đồng thông minh nên được các lập trình viên có khả năng cao và giàu kinh nghiệm tạo ra nhất là khi có chứa những bí mật kinh doanh hay giá trị hợp đồng lớn.
+ Hợp đồng thông minh chạy trên một hệ thống phân tán thay vì trên máy chủ tập trung nên khó hoặc không thể sửa đổi được hợp đồng.
+ Hợp đồng thông minh không thể thay đổi là ưu điểm, nhưng sẽ là khuyết điểm lớn nếu trong quá trình tạo lập hoặc thực hiện có lỗi, sai sót dẫn đến thông tin người dùng bị đánh cắp.
+ Hợp đồng thông minh không đảm bảo về tính pháp lý.
>>>> Tham khảo: Hợp đồng là gì?
Ví dụ về hợp đồng thông minh
Trên đây là nội dung giải đáp về hợp đồng thông minh là gì, và để hình dung rõ hơn về hợp đồng thông minh, Quý vị có thể theo dõi ví dụ sau về hợp đồng thông minh trong hoạt động ngân hàng:
Ngân hàng HSBC Úc ứng dụng hợp đồng thông minh trong việc triển khai mô hình khỏi nghiệp fintech Úc. Ngân hàng được mã hóa dữ liệu các quy định, điều kiện thành một bản không thể thay đổi bởi người dùng khác và có thể dễ dàng truy cập thông tin và cập nhật được. Điều này giúp ngân hàng giảm được nhiều chi phí nhân lực và đảm bảo các khách hàng tuân thủ theo các quy định đó.
Ứng dụng của hợp đồng thông minh như thế nào?
Hợp đồng thông minh có thể sử dụng được trong nhiều trường hợp bao gồm cả lĩnh vực y tế, tài chính, bất động sản, bảo hiểm hay thậm chí là chăm sóc sức khỏe… Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số ứng dụng của hợp đồng thông minh:
– Trong dịch vụ logistics:
Dịch vụ logistics là một chuỗi cung ứng, là một hệ thống có nhiều khâu và nhiều bộ phận khác nhau, thực hiện các công việc khác nhau nhưng phải theo thứ tự và móc nối với nhau. Bên cạnh đó phải hạn chế tối đa việc xảy ra lỗi hoặc khi có lỗi phải tìm ra nguyên nhân hoặc từ bước nào.
Đây là một quá trình dài, rắc rối và làm giảm hiệu suất công việc. Tuy nhiên nếu ứng dụng hợp đồng thông minh vào công việc này thì có thể theo dõi tiến hành công việc của các bộ phận hoàn thành công việc đúng hạn; cho phép người dùng giám sát quá trình cung ứng nếu được tích hợp Internet of things.
– Ứng dụng trong dịch vụ y tế:
Với y tế, hợp đồng thông minh sẽ mã hóa và lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng một mã khóa riêng, người nào có mã khóa này mới có thể xem hồ sơ được. Bên cạnh đó, hóa đơn viện phí sẽ được lưu lại và chuyển sang bảo hiểm. Ngoài ra, hợp đồng thông minh còn được sử dụng để giám sát kết quả xét nghiệm, nguồn cung y tế, thuốc, vật tư y tế…
– Trong lĩnh vực bảo hiểm:
Sử dụng hợp đồng thông minh sẽ làm đơn giản hóa quá trình thanh toán theo điều kiện thỏa thuận giữa khách hàng và công ty bảo hiểm. Như vậy, hiệu quả công việc đặc biệt trong quá trình bồi thường cho khách hàng sẽ diễn ra nhanh hơn, khách hàng sẽ hài lòng và tin tưởng công ty.
– Trong hợp đồng vay thế chấp:
Các điều kiện vay thế chấp rất phức tạp bởi nhiều nội dung như thu nhập của người vay, tài sản thế chấp, các khoản trả… và để vay được thì cần quá trình xác minh từ một bên thứ ba nên rất mất thời gian. Với hợp đồng thông minh, việc đầu tiên là sẽ loại bỏ vai trò của bên thứ ba, lợi ích tiếp theo là hai bên có thể truy cập được các điều khoản của hợp đồng.
Trên đây là giải đáp hợp đồng thông minh là gì, Quý vị có thể tham khảo và xem xét đưa ra quyết định có nên hay không sử dụng hợp đồng thông minh trong hoạt động của đơn vị mình.