Công chức Kiểm lâm khi thi hành công vụ thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định.
Kiểm lâm Việt Nam là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng. Vậy Kiểm lâm là công chức hay viên chức?
Kiểm lâm là gì?
Kiểm lâm là kiểm tra, kiểm soát, thanh tra để quản lí và bảo vệ rừng, tài nguyên rừng, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ rừng.
Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Trước khi tìm hiểu về vấn đề Kiểm lâm là công chức hay viên chức? thì cần nắm được khái niệm kiểm lâm như đã nêu ở trên.
Mã số ngạch kiểm lâm
Mã số ngạch Kiểm lâm được quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-BNV Quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
Điều 3. Chức danh, mã số ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, gồm:
4. Kiểm lâm: | |
b) Kiểm lâm viên chính | Mã số ngạch: 10.225 |
c) Kiểm lâm viên | Mã số ngạch: 10.226 |
d) Kiểm lâm viên trung cấp | Mã số ngạch: 10.228 |
Như vậy tùy thuộc vào kiểm lâm chính, kiểm lâm viên, kiểm lâm viên trung cấp thì sẽ có mã số ngạch khác nhau theo quy định như trên.
Kiểm lâm là công chức hay viên chức?
Câu trả lời cho câu hỏi Kiểm lâm là công chức hay viên chức? thì Kiểm lâm là công chức. Bởi vì:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Luật cán bộ, công chức và luật viên chức 2019 như sau:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức kiểm lâm
– Công chức Kiểm lâm khi thi hành công vụ thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Nghị định này và theo quy định của pháp luật; mặc đồng phục, đeo cấp hiệu, kiểm lâm hiệu, biển tên theo quy định.
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ, kiểm tra hiện trường, khám nơi cất giữ lâm sản trái pháp luật, thu giữ, tạm giữ, bảo quản tang vật, kiểm tra phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
– Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính. Thủ trưởng Kiểm lâm trung ương, Thủ trưởng Kiểm lâm vùng, Thủ trưởng Kiểm lâm cấp tỉnh, Thủ trưởng Kiểm lâm cấp huyện, Thủ trưởng Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có thẩm quyền khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Được trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, đồng phục, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao khác theo quy định của pháp luật.
Mức phụ cấp ưu đãi đối với ngành kiểm lâm
Kiểm lâm là công chức hay viên chức? đã được chúng tôi giải đáp ở trên, mức phụ cấp ưu đãi công chức ngành kiểm lâm là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Quyết định 132/2006/QĐ-TTg. Cụ thể như sau:
– Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên;
– Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5;
– Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm công tác trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3;
– Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên;
– Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm công tác trên địa bàn xã nơi không có phụ cấp khu vực và công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5;
– Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3;
– Mức 15% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi không có phụ cấp khu vực và các Đội kiểm lâm cơ động;
– Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với các công chức, viên chức ngạch kiểm lâm trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng tại các Chi cục kiểm lâm, các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng.