Luật chứng khoán là gì? Đối tượng điều chỉnh luật chứng khoán 2023

Luật này là văn bản quy định về hoạt động chào bán chứng khoán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Khái niệm Luật chứng khoán

Luật chứng khoán tổng hợp những nguyên tắc, định hướng cơ bản của cơ chế hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán đã được thể chế hoá, là tổng hợp quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chào bán, niêm yết và giao dịch chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam và các hoạt động liên quan đến chứng khoán của tổ chức cá nhân Việt Nam.

Theo cách thức nghiên cứu khoa học pháp lí truyền thống và cách tiếp cận môn học luật, giới nghiên cứu thường xem xét khái niệm lĩnh vực pháp luật về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của chúng. Giáo trình này tiếp cận dưới góc độ tìm ra những điểm tương đối đặc thù về các loại hành vi liên quan đến chứng khoán – đối tượng điều chỉnh của luật chứng khoán và các chủ thể thực hiện hành vi đó. Cách tiếp cận này không có nghĩa khẳng định đây là ngành luật hay lĩnh vực khoa học pháp lí độc lập mà nhằm xác định rõ phạm vi, nội dung nghiên cứu luật chứng khoán với tư cách là môn học luật.

Pháp luật chứng khoán bản thân nó đã thể hiện rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của chúng. Điều 1 luật chứng khoán năm 2006 và Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán ghi rõ: “Luật này quy định về hoạt động chào bán chứng khoán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vu vchứng khoán và thị trường chứng khoán”.

>>>>> Xem thêm: Chứng khoán là gì?

Đối tượng điều chỉnh của Luật chứng khoán

hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng điều chỉnh các nội dung liên quan đến lĩnh vực chứng khoán. Với cách lập luận như vậy, các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh, thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật chứng khoán gồm 6 nhóm chủ yếu sau đây:

(1) Nhóm quan hệ phát sinh trong qtrình chào bán chứng khoán 

Chào bán chứng khoán là hoạt động phức tạp, bao gồm nhiều nhóm, giai đoạn tiến hành các loại hành vi khác nhau để đảm bảo sao cho chứng khoán có thể đến được tay người cần mua. Tham gia vào hoạt động chào bán chứng khoán có nhiều nhóm chủ thể với mục đích xác định trước. Nếu đặt quan hệ phát sinh trong quá trình chào bán chứng khoán vào môi trường (thị trường) cụ thể thì đây là hoạt động cơ bản phát sinh trên thị trường sơ cấp (thị trường phát hành). Nội dung hoạt động, điều kiện tiến hành, trình tự thủ tục thực hiện các hành vi liên quan đến việc xác định sự cần thiết hay không hoạt động phát hành chứng khoán của một chủ thể nhất định, thời điểm phát hành, cách thức và phương thức phát hành là nội dung quan trọng trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó, giá trị đúng của doanh nghiệp (nếu đó là hoạt động phát hành của doanh nghiệp), số lượng chứng khoán dự định phát hành dựa trên nhu cầu tăng vốn, giá dự định bán đối với một đơn vị chứng khoán, mức độ đảm bảo an toàn cho số chứng khoán dự định phát hành, quyền và nghĩa vụ của các đối tượng sẽ trở thành nhà đầu tư hoặc đang là nhà đầu tư của tổ chức phát hành lại là những vấn đề mang tính nội dung, được tất cả các giới quan tâm. Như vậy, có thể nhận định rằng, các quan hệ phát sinh trong quá trình chào bán chứng khoán, cho dù bằng cách thức nào đều hướng tới việc tạo ra hàng hoá, sự đa dạng của hàng hoá trên thị trường chứng khoán sơ cấp. Giá trị chứng khoán, mức độ thu hút, sự an toàn của các loại hàng hoá này có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và không chỉ liên quan đến giai đoạn chào bán chứng khoán. Trong giai đoạn chào bán chứng khoán, có những loại quan hệ sau:

– Quan hệ giữa tổ chức phát hành với tổ chức kinh doanh chứng khoán hoặc định chế tài chính trung gian trong việc hỗ trợ phát hành như tư vấn phát hành/bảo lãnh phát hành/đại lí phát hành;

– Quan hệ giữa tổ chức phát hành với xác tổ chức định mức tín nhiệm (nếu có);

– Quan hệ giữa tổ chức phát hành với cơ quan quản lí nhà nước gắn với hoạt động phát hành chứng khoán: đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN); xin phép Ngân hàng Nhà nước nếu là các tổ chức tín dụng; thông báo với UBCKNN nếu chào bán chứng khoán ở nước ngoài; xin phép Bộ tài chính trong trường hợp luật định;

– Quan hệ giữa tổ chức phát hành với giới truyền thông và các chủ thể luật định trong quá trình công bố thông tin về quá trình chào bán;

– Quan hệ giữa tổ chức phát hành với nhà đầu tư.

(2) Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình niêm yết chứng khoán 

Niêm yết chứng khoán hiểu đơn giản nhất là việc thực hiện các hoạt động cần thiết để một loại chứng khoán nhất định có thể công bố công khai trên thị trường có tổ chức và các đối tượng quan tâm có cơ sở tin cậy, thực hiện giao dịch loại chứng khoán này. Chứng khoán có thể được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, bởi loại chủ thể rất đa dạng. Thông thường, các tổ chức phát hành có nhiều lựa chọn khi tạo vốn bằng con đường phát hành chứng khoán nhưng nội dung kinh doanh, cơ hội có thu nhập, mức độ chiếm lĩnh thị trường, chính sách đối với người sở hữu chứng khoán của mỗi chủ thể phát hành hoàn toàn không như nhau.

Với “chất lượng” chứng khoán khác nhau như vậy, việc phân loại “hàng hoá” để xác định loại thị trường phù hợp là hoàn toàn cần thiết. Các chứng khoán niêm yết phải hội tụ đủ những tiêu chí, điều kiện nhất định và theo đó, chúng sẽ được công bố, đưa vào giao dịch tại thị trường có tổ chức: Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán; nếu không đủ điều kiện, không được đưa vào mua bán tại thị trường này. Hoạt động niêm yết, thực hiện niêm yết chứng khoán có những lợi thế riêng nhưng cũng tạo ra những nghĩa vụ cho tổ chức niêm yết mà các tổ chức phát hành thông thường không phải thực hiện. Nếu các quan hệ phát sinh trong quá trình chào bán chứng khoán được thực hiện trên thị trường sơ cấp thì quan hệ phát sinh trong quá trình niêm yết chứng khoán trải dài từ giai đoạn đưa chứng khoán từ thị trường Sơ cấp vào thị trường thứ cấp và duy trì trong suốt quá trình chứng khoán được mua bán trên thị trường thứ cấp. Quá trình niêm yết chứng khoán được duy trì thông qua các quan hệ cơ bản sau:

– Quan hệ giữa tổ chức đăng kí niêm yết với Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;

– Quan hệ giữa tổ chức niêm yết với tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán được chấp nhận, cá nhân kí báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính của tổ chức niêm yết;

– Quan hệ giữa tổ chức niêm yết với những người có liên quan và cổ đông lớn của công ti…

(3) Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình giao dịch chứng khoán 

Giao dịch chứng khoán có thể được thực hiện bởi các chủ thể kinh doanh chứng khoán hoặc bởi các nhà đầu tư đơn thuần, hoặc bởi chính các tổ chức phát hành (khi thực hiện giao dịch liên quan đến cổ phiếu quỹ). Các tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện nhiều loại giao dịch khác nhau. Khoản 19 Điều 6 luật chứng khoán năm 2006 quy định: “Kinh doanh chứng khoán việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tdoanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, vấn đầu tư chứng khoán, lau chứng khoán, quản quỹ đầu chứng khoán, quản danh mục đầu chứng khoán”. Các quốc gia trên thế giới có thể lựa chọn việc cho phép chủ thể kinh doanh chứng khoán thực hiện tất cả các hình thức kinh doanh chứng khoán hoặc chỉ cho phép thực hiện một hoặc một số hình thức nhất định.

Pháp luật Việt Nam cũng có sự phân định nội dung kinh doanh chứng khoán cho từng loại chủ thể kinh doanh nhằm mục đích đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và ổn định thị trường. Nhà đầu tư chứng khoán hiểu theo nghĩa thông thường không phải là các chủ thể kinh doanh chứng khoán (chẳng hạn các công ti chứng khoán có hoạt động tự doanh, hoạt động bảo lãnh phát hành khi tiến hành các hoạt động này cũng chính là thực hiện hoạt động đầu tư), thực hiện đầu tư dài hạn hoặc đầu tư ngắn hạn trên thị trường.

Giao dịch chứng khoán cho dù do đối tượng nào thực hiện cũng có điểm chung thể hiện ở chỗ đối tượng giao dịch là chứng khoán đã được phát hành và các giao dịch này chỉ thực hiện trên thị trường chứng khoán thứ cấp. Thông thường, các quan hệ phát sinh trong quá trình giao dịch chứng khoán gồm những loại chủ yếu sau:

– Quan hệ phát sinh giữa thành viên giao dịch với Sở giao dịch hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán;

– Quan hệ phát sinh giữa tổ chức niêm yết, tổ chức tư vấn niêm yết với Sở giao dịch hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán đối với những chứng khoán mới niêm yết, đưa vào giao dịch;

– Quan hệ giữa đại diện giao dịch của công ti chứng khoán là thành viên với Sở giao dịch hoặc trung tâm giao dịch:

– Quan hệ giữa khách hàng là nhà đầu tư chuyên nghiệp và hoặc không chuyên nghiệp với công ty chứng khoán từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng quá trình giao dịch.

(4) Nhóm quan hệ gắn với tổ chức thị trường, hoạt động của các hình hỗ trthị trường 

Thị trường chứng khoán cho dù hình thành bằng con đường nào, cũng cần xác định được hình thái cụ thể. Thị trường chứng khoán tập trung cùng với các quan hệ phát sinh trên thị trường chứng khoán tập trung có tác động quyết định đến các giao dịch trên các bộ phận còn lại của thị trường chứng khoán. Vấn đề này xuất phát từ chất lượng của chứng khoán được giao dịch, mức độ lan toả thông tin về kết quả của các quan hệ phát sinh trên thị trường, vị trí của các chủ thể tham gia trên thị trường.

Quan hệ phát sinh trên thị trường tập trung thường là quan hệ giữa tổ chức điều hành thị trường với các thành viên tham gia gắn với trách nhiệm giao dịch. Nhóm quan hệ trên bộ phận thị trường này có điểm giống nhau ở chỗ chúng thường tuân thủ những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định. Cụ thể, quan hệ phát sinh trên thị trường chứng khoán tập trung thường bao gồm các loại cơ bản:

– Quan hệ giữa tổ chức điều hành thị trường chứng khoán (Sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán) với các tổ chức thành viên;

– Quan hệ giữa tổ chức điều hành thị trường chứng khoán với các tổ chức có nhu cầu niêm yết/niêm yết và giao dịch chứng khoán;

– Quan hệ giữa tổ chức điều hành thị trường chứng khoán với các tổ chức hỗ trợ thị trường như tổ chức lưu kí, trung tâm thanh toán bù trừ.

Các quan hệ trên thị trường chứng khoán phi tập trung gắn với nhà đầu tư, tổ chức quản lý thị trường và các công ty chứng khoán. Nhóm quan hệ phát sinh trên thị trường phi tập trung có mức độ, tính chất, yêu cầu kiểm soát thấp hơn so với giao dịch trên thị trường tập trung. Bởi vậy, pháp luật các quốc gia thường giao quyền tổ chức và quản lý thị trường phi tập trung cho Hiệp hội kinh doanh chứng khoán. Tại đây, có thể phát sinh một số loại quan hệ:

– Quan hệ giữa tổ chức thị trường trung tâm giao dịch chứng khoán) với tổ chức có chứng khoán giao dịch:

– Quan hệ giữa tổ chức thị trường với công ti chứng khoán là thành viên;

– Quan hệ giữa tổ chức thị trường với nhà đầu tư có nhu cầu tham gia giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán phi tập trung;

– Quan hệ giữa nhà đầu tư chứng khoán với “nhà tạo lập thị trường”, với tổ chức có chứng khoán giao dịch (tuỳ theo loại giao dịch mà nhà đầu tư tham gia).

Trên thị trường tự do, quan hệ chứng khoán được thực hiện đối với các loại chứng khoán do các tổ chức phát hành thường có quy mô nhỏ, không có nhu cầu thực hiện chào bán chứng khoán rộng rãi. Nếu so với yêu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật của các giao dịch trên thị trường tập trung hoặc thị trường phi tập trung thì pháp luật điều chỉnh giao dịch trên thị trường này có độ “lỏng” hơn. Các quan hệ phổ biến trên bộ phận thị trường này có thể là:

– Quan hệ giữa các nhà đầu tư khi giao dịch chứng khoán đã phát hành, không đăng kí giao dịch trên thị trường tập trung hay phi tập trung;

– Quan hệ giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán tự doanh;

– Quan hệ giữa công ty chứng khoán với tổ chức có chứng khoán giao dịch trên thị trường tự do.

Bên cạnh sự tồn tại và các mối quan hệ liên quan đến giao dịch phát sinh trên các bộ phận thị trường chứng khoán, luôn tồn tại các chủ thể hỗ trợ cho hoạt động bình thường của thị trường cùng với các quan hệ của nó. Trung tâm lưu kí chứng khoán (TTLKCK), trung tâm thanh toán bù trừ, các tổ chức định mức tín nhiệm được hình thành và tồn tại không nằm ngoài những mục tiêu đó. Với tính chất hỗ trợ, các quan hệ phát sinh giữa nhóm chủ thể này với khách hàng dựa trên cơ sở những hành vi đã được thực hiện trước đó. Chẳng hạn, quan hệ phát sinh giữa TTLKCK với khách hàng chỉ có thể thực hiện khi có quan hệ giữa thành viên lưu kí với khách hàng hoặc theo yêu cầu của công ti đại chúng. Quan hệ lưu kí chứng khoán (dù là quan hệ lưu kí tập trung hay lưu kí không tập trung) không làm thay đổi quyền sở hữu của tổ chức hay cá nhân mà chỉ đảm bảo tính xác thực, thuận lợi, nhanh chóng cho các giao dịch thực hiện. Với mục tiêu hỗ trợ đồng thời gián tiếp quản lí hoạt động thị trường, các tổ chức hỗ trợ này thường có các loại quan hệ sau đây:

– Quan hệ giữa TTLKCK với các cơ quan quản lí có thẩm quyền;

– Quan hệ giữa TTLKCK với công ti chứng khoán thành viên, với công ti đại chúng…;

– Quan hệ giữa tổ chức định mức tín nhiệm với tổ chức phát hành;

– Quan hệ giữa trung tâm thanh toán bù trừ với công ty chứng khoán, với nhà đầu tư.

(5) Nhóm quan hệ gắn với hoạt động quản thị trường 

Vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động chứng khoán nói riêng được xác định là tất yếu khách quan. Bên cạnh những yếu tố tác động của “bàn tay vô hình”, những mâu thuẫn về lợi ích, rủi ro của thị trường luôn tiềm ẩn. Vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán được đặt ra như một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nước ở các quốc gia có thị trường chứng khoán.

Hành vi quản lý nhà nước được thực hiện bởi cơ quan quản lí chung và cơ quan quản lí chuyên ngành. Việc lựa chọn mô hình cơ quan quản lý chuyên ngành đối với thị trường chứng khoán có thể khác nhau ở các quốc gia trong từng thời kỳ, tuy nhiên nội dung quản lý nhà nước và tính chất, phương thức quản lí và yêu cầu đặt ra đối với quá trình quản lý nhà nước ở các quốc gia đều có nhiều điểm tương đồng đáng kể. Bởi vậy, hoạt động quản lí nhà nước đối với thị trường chứng khoán được thể hiện thông qua các quan hệ cơ bản sau:

– Quan hệ giữa UBCKNN với cơ quan quản lý nhà nước khác về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

– Quan hệ quản lí giữa UBCKNN với sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, các tổ chức hỗ trợ thị trường:

– Quan hệ quản lí giữa UBCKNN với các chủ thể kinh doanh chứng khoán;

– Quan hệ quản lí giữa UBCKNN với các tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty đại chúng, tổ chức niêm yết;

– Quan hệ quản lí chung của UBCKNN đối với thị trường và công chúng đầu tư…

Bên cạnh hoạt động quản lý nhà nước cùng với tính chất bắt buộc, yếu tố hành chính thể hiện trong từng quan hệ, xu hướng nới rộng cách thức quản lí, giao quyền quản lí cho các tổ chức tự quản ngày càng trở nên phổ biến ở các quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hoạt động quản lí của các tổ chức tự quản được thừa nhận chính chức và ngày càng mở rộng về phạm vi và mức độ quản lí. Đó chính hoạt động quản lí của sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán. Có thể chỉ ra những loại quan hệ quản lí do các tổ chức tự quản thực hiện sau đây:

– Quan hệ quản lí giữa Hiệp hội kinh doanh chứng khoán với các tổ chức thành viên;

– Quan hệ quản lí giữa sở giao dịch chứng khoán với các tổ chức thành viên;

– Quan hệ quản lí giữa sở giao dịch chứng khoán với các tổ chức niêm yết và các tổ chức có liên quan, tham gia vào quá trình hoạt động tại sở giao dịch chứng khoán.

(6) Nhóm quan hệ gắn với việc xử vi phạm giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán 

Với đặc tính của các giao dịch chứng khoán, hoạt động trên thị trường luôn tiềm ẩn vấn đề xung đột lợi ích và nguy cơ xuất hiện hành vi vi phạm. Vấn đề tranh chấp cũng như hành vi vi phạm có thể xuất hiện trong mọi lĩnh vực, được thực hiện bởi mọi loại chủ thể trên thị trường.

Xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán trước hết phải xác định được hành vi vi phạm, theo đó có cách thức và chế tài xử lí thích hợp. Hành vi vi phạm có thể là:

– Giao dịch nội gián, được hiểu là hành vi lợi dụng công việc hoặc lợi thế tiếp nhận thông tin để trực tiếp hoặc gián tiếp thực | hiện hoạt động mua bán chứng khoán với mục đích trục lợi;

Thao túng thị trường. Đây là việc các chủ thể thực hiện mua bán chứng khoán nhằm gây ra biến động giá chứng khoán một cách giả tạo mà không phản ánh đúng tình hình thị trường;

– Lừa đảo chứng khoán;

– Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định mà các chủ thể tham gia buộc phải thực hiện.

Với những loại vi phạm cơ bản trên, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện các hoạt động cần thiết nhằm đưa ra phán quyết mức độ, cách thức xử lí tương xứng như phạt vi phạm hành chính hoặc xử lí dân sự, hình sự, kỉ luật lao động đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.

Giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán làm phát sinh quan hệ giữa các bên tranh chấp với nhau hoặc bên thứ ba (cơ quan hoà giải hoặc cơ quan trọng tài, toà án) theo những nguyên tắc và trình tự nhất định. Bất kỳ giao dịch chứng khoán hay quan hệ nào phát sinh trên thị trường chứng khoán (kể cả các quan hệ quản lí) cũng có thể làm phát sinh tranh chấp trên thị trường.

>>>> Xem thêm: Thị trường chứng khoán là gì?

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com