Lực không phải lực từ là lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng, lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có phương vuông góc với các đường sức từ và vuông góc với đoạn dây dẫn, có độ lớn phụ thuộc vào từ trường và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
Câu hỏi:
Lực nào sau đây không phải lực từ?
B. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.
C. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng.
D. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện.
Đáp án đúng C.
Lực không phải lực từ là lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng, lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có phương vuông góc với các đường sức từ và vuông góc với đoạn dây dẫn, có độ lớn phụ thuộc vào từ trường và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C
– Lực tương tác giữa nam châm với nam châm hoặc giữa dòng điện với nam châm gọi là lực từ.
– Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có phương vuông góc với các đường sức từ và vuông góc với đoạn dây dẫn, có độ lớn phụ thuộc vào từ trường và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
– Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường và được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó và tích của cường độ dòng điện và chiều dài đoạn dây dẫn đó.
– Đường sức từ là đường được quy ước cho phép ta biểu diễn từ trường. Các đường sức từ có chiều nhất định. Các kim nam châm nối đuôi nhau dọc theo một đường sức từ. Cực Bắc của kim này nối với cực Nam của kim kia.
– Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng là lực hấp dẫn, không phải lực từ, do vậy đáp án đúng là đáp án C.
– Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn, lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật.
– Khi một vật thể phải chịu sự tác động của ngoại lực sẽ khiến nó bị lệch khỏi quỹ đạo chuyển động. Xét trong hệ quy chiếu quán tính thì lúc này các vật đang di chuyển tự do với vận tốc không thay đổi. Quỹ đạo của chúng tạo thành những đường trắc địa, còn được gọi là độ cong của không thời gian. Hai vật thể cùng chịu tác động sẽ sinh ra lực hút, người ta gọi đây chính là lực hấp dẫn.
– Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
– Điều kiện áp dụng định luật:
+ Khoảng cách giữa 2 vật rất lớn so với kích thước của chúng, khi đó 2 vật được coi là 2 chất điểm.
+ Các vật đồng chất và có dạng hình cầu. Khi ấy r là khoảng cách giữa hai tâm và lực hấp dẫn nằm trên đường nối tâm.